Tần ca
Tác giả: Tồn Tại Tường Giác
Thể loại: đam mỹ, xuyên không, cung đình, phụ tử, nhất công nhất thụ
Độ dài: 100 chương + 7 phiên ngoại (hoàn)
Biên tập: Liar – Papavet
Cảm thức
NGOÀI PHỐ MƯA, NGỒI BUỒN HÁT KHÚC TẦN CA…
Người viết cảm nhận: Liar
.
Xuyên không – phụ tử – cung đình.
Nghe rất quen thuộc với những người đã đọc nhiều đam mỹ.
Xuyên
không để cho quan hệ phụ tử trở thành có thể chấp nhận được; mà cung
đình, chính là để cho mối quan hệ ấy có thêm chút trở ngại, trắc trở,
càng dễ dàng làm bộc lộ sự sủng nịch của phụ thân cho nhi tử của mình.
Bị
cấm đoán nên đẹp, nên động lòng người, mà những bộ đam mỹ như vậy
thường có nhiều tình tiết dễ thương, người đọc dễ dàng tìm ra những đoạn
công sủng thụ, chở che ôm ấp.
"Tần ca” giống, nhưng cũng không giống vậy.
Tôi
không phải là người kiên nhẫn. Một trong những bộ đam mỹ đầu tiên tôi
đọc, có lẽ cũng là bộ nổi tiếng nhất, nhiều người hâm mộ nhất, lại có
người dịch sẵn rồi, thế mà nó không làm tôi hứng thú được từ quyển hai,
lại không thể giữ được tôi từ quyển bốn. Có người đã nói, nghệ thuật
viết là từ một bài thơ viết một tiểu thuyết, lại từ tiểu thuyết đó rút
thành một truyện ngắn. Đam mỹ dài, từ ngày đó với tôi là ấn tượng lan
man, quá tham lam tình tiết và nhân vật. Những bộ dài mà tôi đọc không
nhiều, nếu kể những bộ tôi thích và nhớ thì chỉ đếm được trên một bàn
tay. Đam mỹ xuyên thời gian mà không xuyên không gian, tôi chỉ biết "Hà
chi thương”.
Ngại ngần, tôi chỉ đọc "Tần ca” vào một chiều Sài
Gòn mưa trắng ngoài cửa sổ, nghỉ học quấn chăn lười như một con mèo,
nghe những khúc hát đầy hoài niệm của DBSK, và chợt muốn tìm trong điện
thoại mình một bộ truyện có tựa như một bài ca.
Có phải tôi may mắn không nhỉ, khi mà lúc "Kotoba ni dekinai” vừa ngân những nốt đầu, tôi tìm thấy "Tần ca”?
"Tần
ca” rất dài, trong hơn 1000 trang là hơn 445000 từ, gồm một trăm chương
cùng bảy phiên ngoại. Nhưng nếu đọc "Hà chi thương” có những đoạn có
thể lướt hay bỏ qua, thì "Tần ca” thực sự không có.
Có lẽ là
chưa, vì tôi viết bài này khi mới đi được đến chương thứ 75. Nhưng "Tần
ca” đủ thu hút để tôi không bỏ một đoạn nào, không ngưng giữa chừng để
tìm một bộ khác đọc cho đỡ chán. Suốt những ngày qua không đọc thêm bộ
mới nào, không viết thêm một cảm nhận nào, chính là vì giữa những lúc
học hành và viết vẩn vơ, tôi chỉ thích nghiễn ngẫm "Tần ca”.
Đây
đó trong "Tần ca” vẫn là những đoạn tâm tư sủng ái vô hạn, muốn nắm
trong tay, muốn giấu trong lòng của Tần Thủy Hoàng với Phù Tô. Nhưng rất
ít lặp lại những lời văn, những suy nghĩ của các tác giả khác, mà là sự
chuyển biến đầy tinh tế từ ái tâm của người cha sang ái tâm của người
tình. Đế vương luyến, là ích kỷ cùng cao ngạo, nhưng lại đan vào tình
cha ấm áp bao dung. Vương tử tâm tư, là chút dại khờ cùng nông nổi,
nhưng trong vòng tay cưng chiều mà nghiêm khắc ấy lại từng ngày từng
ngày mà trưởng thành cả bờ vai, cả thâm cung tâm kế.
Đây đó trong
"Tần ca” vẫn là những khôn ngoan hiểu biết của một người đến từ tương
lai nắm trong tay những bước đi của lịch sử. Nhưng không giống "Hà chi
thương” khôn khéo biến ảo, làm cho lịch sử vẫn đi đúng lộ trình, càng
không giống những bộ khác vì an toàn mà cho xuyên qua một không gian
khác để không làm sai lệch tương lai, tác giả "ngang nhiên” cho Phù Tô
biến đổi lịch sử, thậm chí lật lại tượng đài tư liệu sừng sững "Sử ký Tư
Mã Thiên”. Nhưng thật kỳ lạ, có lẽ vì lời văn nhuần nhuyễn, hay vì suy
luận thuyết phục của tác giả, nhiều lần tôi đã nghĩ, có khi lịch sử
Trung Hoa là như "Tần ca” mới đúng cũng nên.
Vì thế tôi nói rằng, "Tần ca” giống, nhưng cũng không giống những bộ cùng thể loại khác.
Suốt
một chặng lịch sử đáng ghi nhớ của Trung Hoa được mô tả trong "Tần ca”,
nhưng không hề khô khan hay chán ngán. Bởi vì tác giả như một đầu bếp
giỏi nêm gia vị, vừa đủ cho có vị có hương của gia vị đó, mà lại không
làm mất đi hương vị của toàn món ăn. Giọng văn hài hước, thú vị, ngôn
ngữ linh hoạt, nhân vật cá tính mạnh mẽ, thật sự là một món ăn ngon.
Một
nửa chặng đường mới có một nụ hôn, lại miệt mài đi mới đến cảnh H. Tôi
còn nhớ mình đã ngẩn người ra như thế nào trước văn phong khác lạ một
cách kỳ quái trong phiên ngoại chỉ có cảnh H của "Ngự y dữ thần y”, một
chút hụt hẫng, một chút xa lạ, thế thôi nhưng cũng đã là nhiều. Thật may
mắn sao, cảnh H trong "Tần ca” vẫn là lời văn của Tồn Tại Tường Giác mà
tôi thích.
Nên nếu bạn chỉ tìm kiếm H văn, nếu bạn chỉ tìm kiếm
những kiểu nhân vật thường thấy trong đam mỹ phụ tử, nếu bạn không kiên
nhẫn được trước tình cảm lớn dần đến hơn bốn trăm trang mới kết trái,
thì đừng đọc "Tần ca”.
Một đam mỹ đọc để giải trí, cũng là một
đam mỹ đọc để hiểu biết. Vui cười nhiều, cũng không ít suy tư. Tôi chưa
đi đến tận cùng nên không thể nói trước có hay không ngược, lại cứ xem
như tôi vì sở thích riêng mà ưu ái quá nhiều, nhưng chỉ chừng đó đã đủ
cho tôi hỏi: Có mấy bộ bạn đã đọc được như "Tần ca”?
Mời Bạn Đọc Tiếp Tại Trang :
Tần Ca - Diễn Đàn Kênh Truyện http://kenhtruyen.com/forum/56-12828-1#ixzz4QWoHN0zM
Vote Điểm :12345