Xuyên Về Tiền Lê
|
|
Ặc. Cả nhà đi chơi, Gà ở nhà trông nhà, tâm trạng buồn tủi, tất nhiên hiệu suất công việc cũng tăng. Nói cách khác là đau khổ quá mức dẫn tới tự ngược...
|
Chương 22: Đại hội (1)
Sau sự kiện đổ tội không chớp mắt, Khai Minh vương quay trở lại với những việc làm thường ngày, như đã biết phần trước, khỏi nhắc lại lần nữa cho mệt. Long Việt bận rộn không thấy mặt, đôi tình lữ hàng ngày chàng chàng thiếp thiếp thân thân mật mật làm người khác càng nhìn càng ức chế. Không phải xã hội phong kiến "nam nữ thụ thụ bất thân" sao? Mà kể cả có "thân" đi chăng nữa thì cũng không phải là "cọc đi tìm trâu", Cúc Phương tới phủ Thái y thế này thực làm người ta thấy bối rối. Dưới mắt thiên tử mà các người còn dám làm càn?
"Hai người có thôi đi không?" Tôi ôm mặt, lớn giọng hỏi.
"Thôi gì?" Họ tỉnh bơ đáp lại.
Hạn hán lời...
Chính vì thế, tôi đã quyết định không nhìn bọn họ nữa mà chuyển sang tự kỉ ngồi chơi một mình (_.__|||)
Bỗng một ngày tháng sáu, khi tôi đang ở trong sân diễn kịch một mình, ông Minh nhăn nhở đon đả đi tới, nói sắp tới có một Đại hội do Triều đình tổ chức với quy mô lớn, phần thưởng cũng nhiều vô cùng.
Lòng tham ở sâu trong thâm tâm nổi lên...
Nhưng cái chính là ngoài thi thể thao còn có thi văn chương, nói chung đối thủ toàn văn võ song toàn.
Tôi đè nén lòng tham lại...
Tôi định thi khối A, mà hiện giờ phần văn cũng giống như khối C, làm con nhà người ta đắng lòng ứ tả được...
Ông Minh lại nói rằng năm nay đăng ký theo nhóm hai người, chủ yếu muốn rèn luyện tinh thần đồng đội. Tôi suy nghĩ một ngày một đêm, quyết định tham gia; văn gồm cầm, kỳ, thi, họa cứ để y lo. Phần tôi sẽ là bắn cung, cưỡi ngựa, đá cầu,... là được rồi.
Y chê tôi không phải con gái, tôi cũng không phản ứng.
Với yêu cầu khắt khe của y, tôi biết trong kinh đô này chỉ có hai người dưới 20 tuổi được y coi là con gái xinh xắn nữ tính thuần khiết đáng yêu: Cúc Phương và Tài nữ Yến Vy - vợ cả nhà Long Đĩnh.
Cúc Phương thì khỏi bàn. Yến Vy là Đệ nhất mĩ nữ kiêm tài nữ, cầm kỳ thi họa tinh thông, nữ công gia chánh đủ cả.
Vậy là tôi bắt đầu tự hỏi tại sao Long Đĩnh tối ngày trêu hoa ghẹo nguyệt lại chẳng động đến nàng...
Hay do... Hắn là cung Bọ Cạp!?
|
Từ ngày hôm đó về sau, tôi chăm chỉ dậy sớm tập thể dục, bắn cung, cưỡi ngựa. Cũng vì thế mà thân hình thon thả lại nhiều. Càng không phải nói tới lão Minh. Ngoài việc hàng ngày tới Thái y viện xem có gì cần giúp đỡ thì lão suốt ngày đọc sách. Từ sách cờ cho tới sách văn, chắc là có ý định chắp vá vào bài thi của mình đây mà.
Cúc Phương cũng ít sang chơi hơn, tháy bảo cũng tham gia.
_ 1 tháng sau _
Tôi dậy sớm, mặc một bộ đồ nửa trai nửa gái, ăn một bữa no nê rồi đi xem ông anh chuẩn bị tới đâu rồi.
Lão mặc một bộ y phục được chuẩn bị một cách chỉn chu hết sức, đầu đội ngọc quan, tay phe phẩy quạt. Đây chính là mẫu đàn ông lý tưởng mà một nửa số thiếu nữ Hoa Lư muốn lấy làm chồng!
"Oa! Em trai ta! Đẹp trai gớm!" Lão vỗ vai tôi trêu chọc.
Khi ấy tôi đã tưởng tượng như thế này: tôi là con trai và trông rất khôi ngô. Khi ấy, tôi chắc chắn rằng mình chính là mẫu đàn ông lý tưởng mà một nửa số thiếu nữ còn lại muốn lấy làm chồng. Hai anh em song kiếm hợp bích, trái tim các thiếu nữ vỡ òa vì hạnh phúc! (Thật khó nghĩ. Ý ta muốn nói là các nàng hạnh phúc quá, xỉu luôn. Nhưng viết thế này thì lại trở thành các nàng vỡ tim, chết ngay tại chỗ, gái Hoa Lư bị tuyệt chủng!?)
Vào cung, chúng tôi được dẫn tới một bãi đất rộng. Ở giữa bãi đất kê một cái đài thi đấu tạm bợ. Gần đó là nơi các vị ban giám khảo - Hoàng Thượng, Phụng Càn Hoàng hậu và Minh Đạo Hoàng hậu - ngồi. Minh Đạo Hoàng hậu có vẻ hồng hào hơn nhiều rồi...
Nhưng vấn đề chính không phải việc đó. Vấn đề chính là tôi đã hiểu ra tại sao các vị quan trong Triều đình không ai dám đăng ký thi đấu...
Cặp số 1: Cúc Phương và Phất Kim công chúa. Đều là con gái cưng của Hoàng thượng, máu võ vẫn chảy trong người~
Cặp số 2: Long Kính và Vương phi nhà cậu ta, một thằng nhóc 15 lạnh lùng và một con nhóc 14 lanh chanh độc mồm độc miệng làm các đội khác suy giảm nhuệ khí.
Cặp số 3: Lý Công Uẩn và Đào Cam Mộc, hai người này khả năng chiến thắng cũng khá cao.
Cặp số 4: Long Đinh và Long Cân.
Cặp số 5 (và cũng là cặp vãi linh hồn nhất!!!): Long Việt và Long Đĩnh. Khả năng chiến thắng của anh em nhà này có tới 99,99%
Biết thế này tham gia làm gì? Ở nhà chẳng phải khỏe hơn sao?
_ Phần 1: Cầm _
Mang tiếng là 'cầm' nhưng thí sinh lại có thể biểu diễn bất lỳ loại nhạc cụ nào. Cho tới giờ, tôi vẫn có thắc mắc. Tại sao nói là thi cầm mà lại cho sử dụng nhạc cụ khác cầm? =.=
Câu hỏi quá hack não, giống như hỏi tại sao trong giờ kiểm tra Toán lại phát đề Giáo Dục Công Dân, trong khi giám thị biết nhưng vẫn bắt học sinh làm ._.
Phất Kim công chúa đàn một khúc tỳ bà...
Vương phi nhà Long Kính kéo một khúc đàn nhị...
Đào Cam Mộc đánh trống theo tính chất hành quân...
Long Cân thổi một khúc sáo lay động lòng người...
Nhưng đáng nói hơn cả vẫn là hai tiết mục cuối cùng!
Long Đĩnh kéo đàn bầu! Đúng! Chính là đàn bầu!
"Đàn bầu ai đàn nấy nghe Là phận con gái chớ nghe đàn bầu"
Mấy vị phu nhân và hai vị Hoàng hậu sụt sịt khóc, tâm hồn bọn họ thật quá nhạy cảm rồi...
Còn lão Minh thì xài đàn tranh. Lão đàn bài... khụ... 'Rolling in the deep'. Người ngoài không biết khúc nhạc này thì chỉ thấy tay lão nhảy tưng tưng (?) trên cái đàn. Và thế là một khúc nhạc sôi động ra đời. Nhưng sôi động sao có thể đánh thắng khúc nhạc của Long Đĩnh...
Long Đĩnh giải nhất, lão Minh giải nhì...
_ Phần 2: Kỳ _
Phần này nói chính ra tôi cũng không hiểu gì nhiều. Sáu đối thủ gồm Cúc Phương, Long Kính, Lý Công Uẩn, Long Đinh, lão Minh và Long Đĩnh đấu qua đấu lại nửa ngày, cuối cùng cũng có một cái kết quả... không khả quan cho lắm!
Long Đĩnh tiếp tục xếp thứ nhất, Lý Công Uẩn và Long Đinh xếp thứ 2, lão Minh xếp thứ 3. (lần lượt là mưu mô và có nhiều kinh nghiệm thực chiến, có nhiều kinh nghiệm thực chiến, có chút mưu mô phòng thân)
_ Giờ nghỉ trưa, tôi nhận được một tin động trời: 4 phần thi văn, mỗi người thi 2 phần. Lão Minh đã thi 2 phần, vậy là tôi sẽ phải gánh vác thi và họa.
Thơ của lão Minh tôi không nhớ nổi...
Lão vỗ trán, nói rằng tôi hãy tự lực cánh sinh!
_ Phần 3: Thi _
"Phu nhân! Thỉnh chỉ giáo!" Long Việt nhìn tôi nói đểu.
Long Việt ngài thật khéo đùa...
Thời gian làm và nộp bài là một nén hương, tôi nhìn xung quanh, thấy mọi người vẫn đang chăm chú suy nghĩ hoặc là viết vài từ lại vứt tờ giấy đi. Chỉ thấy Long Việt nhíu mày một chút rồi mỉm cười múa bút.
"Phụ hoàng! Con xong rồi!" Long Việt hô to rồi đem nộp bài.
Tới lúc ấy, tôi mới biết chuyện gì đang diễn ra (_.__!!!)
Trong đầu chợt lóe. Tôi cười khẽ, lẩm bẩm vài câu hát rồi viết vào tờ giấy thi. Hết một nén hương, mọi người cùng nhau nộp bài. Hoàng Thượng đưa tập thơ cho công công đọc. Tôi cũng không nhớ bài thi của những người khác, chỉ biết đọc xong, ai ở dưới cũng khen hay. Tới bài của tôi, công công dừng lại, nhíu mày rồi nói thầm vào tai Hoàng Thượng mấy câu. Long Việt lại chạy tới đóng góp vài câu rồi cầm trang giấy thi của tôi, đọc to lên...
"Di ngã Bắc Sơn vi
Tặng quân nam phổ thảo
Li diêm canh lâu thiển
Quân hương xâm cổ đạo
Tuần hà Hán
Túc thự phân huỳnh
Bỉnh chúc quang
Huân phong nhiễm nguyệt"
Long Việt bày ra bộ dáng kì dị, hiển nhiên là không hiểu ý bài thơ là gì...
"Cô gái, cô có thể giải thích qua bài thơ của mình được hay không?" Hoàng thượng biết mọi người đang nghĩ gì, bèn hỏi.
"Dạ thưa Hoàng thượng, chẳng hay ngài có biết bài 'Lạc Thần Phú' không?"
"Của Tào Thực phải không?"
"Dạ phải! Tào Thực có tình cảm với Chân thị, Hoàng hậu của Tào Phi. Sau này Chân thị bị gièm pha rồi bị ép chết, Tào Phi đưa cho Tào Thực cái gối ngọc của Chân thị. Khi Tào Thực trở về đất phong ở Quyên Thành, qua sông Lạc, đêm trú trong thuyền, mơ thấy Chân thị, tỉnh lạ liền làm "Lạc Thần Phú"! Tiểu nữ dựa vào đó mà miêu tả lại quang cảnh sông Lạc trong mơ..."
Tôi nói xong, Long Việt khẽ gật đầu...
Kết quả, tôi xếp thứ 3. Long Việt xếp thứ nhất!
|
đến khổ thơ cũng chiếm trọn 1 chap 14h ta trả lễ Bất Hối
|
Giờ nghỉ giải lao trước khi thi vẽ, tôi quyết định phải tìm gặp Long Việt, hỏi xem tại sao lúc nãy anh lại đọc bài của tôi. Trên đường đã gặp người quen - Long Đinh, anh ta mỉm cười nói vài câu khách sáo rồi thì thầm
"Hóa ra là chị dâu, lần trước tới phủ không thể đón tiếp long trọng, chị không trách chứ?"
Tôi máy móc lắc đầu rồi chạy thẳng...
"Chữ nàng quá xấu, công công dịch không ra!" Long Việt bình tĩnh mài mực để lát nữa đỡ mất thời gian.
"Vậy tại sao ngài lại dịch được?" Tôi hung hăng hỏi.
"À... Nghề chính của ta là dịch xem phu nhân viết cái gì mà!" Long Việt cười nói "Này! Lại lời bài hát nào của nàng à?"
Không sai! Đây là bài "Phong Huỳnh Nguyệt"...
"Không có!" Tôi cãi lại.
"Nhưng mà nàng biết tới "Lạc Thần Phú", ta cũng bất ngờ lắm. Có phải chuẩn bị trước ở nhà rồi không?"
"Em còn định để anh trai em lo hết phần thi Văn cơ. Vừa rồi vừa làm vừa nghĩ!" Tôi bĩu môi, rồi để chứng minh mình không nói dối, tôi ngâm nga vài câu trong "Lạc Thần Phú":
"Kỳ hình dã, Phiên nhược kinh hồng, Uyển nhược du long. Vinh diệu thu cúc, Hoa mậu xuân tùng. Phảng phất hề nhược khinh vân chi tế nguyệt, Phiêu diêu hề nhược lưu phong chi hồi tuyết"
(Hình dáng của nàng, Nhẹ nhàng như chim hồng bay, Uyển chuyển như rồng lượn. Rực rỡ như cúc mùa thu, Tươi rạng như tùng mùa xuân. Phảng phất như mặt trăng bị mây nhẹ che lấp, Phiêu diêu như tuyết bị gió thổi cuốn lên)
Long Việt cười lớn
"Coi như nàng lợi hại!"
_ Phần thi cuối cùng: Họa _
Tôi lại nhìn mọi người chăm chú vẽ mà không biết nên vẽ cái gì...
Người? Không khả quan!
Vật? Không khả quan nốt!!
Cảnh? Càng không khả quan!!!
Và... càng không khả quan với cái bút lông này...
Bình thường vẽ, chúng ta sẽ vẽ bút chì trước, cho nó ra hình rồi mới dùng bút lông tô màu nước màu bột vào. Vậy ở đây không có bút chì, chúng ta sẽ làm thế nào?
Đáp án: Bó tay chứ sao!!!
Đột nhiên trong đầu lại lóe lên một ý nghĩ nữa. Tôi mài mực màu đen, mài mãi, mài mãi tới khi mỏi tay thì thôi. Sau đó tôi nhúng cả 10 đầu ngón tay vào rồi tô tô vẽ vẽ một hồi...
Hết một nén nhang, tôi lau tay rồi nộp bài...
Sáu bức tranh được bày ra cho mọi người xem...
Bức tranh của Cúc Phương vẽ khi nàng còn nhỏ, nằm ngủ trong lòng Hoàng Thượng đang phê duyệt tấu chương. Một bức tranh đánh sâu vào tâm hồn người cha. Cúc Phương cười nhẹ, phán rằng Hoàng thượng yêu thương nàng như vậy, chắc chắn bức tranh này toàn thắng!
Bức tranh của Vương phi nhà Long Kính vẽ một bông hoa sen nhìn rất sống động. Bức Tranh của Long Cân vẽ cả một vườn hoa. Bức tranh của họ Đào là cảnh núi non điệp trùng, hùng vĩ vô cùng.
Bức tranh của Long Việt vẽ một chiến trường thây chất thành đống, máu chảy thành sông. Đây là đề tài nhạy cảm đối với một quân vương như Lê Hoàng đế, nét vẽ lại đáng sợ rùng rợn. Tất cả đủ để thấy Long Việt lớn mật như thế nào. Hoàng thượng nhíu mày, để bức tranh sang một bên, không một lời bình phẩm. Nhưng trong mắt Long Việt chẳng có vẻ lo lắng gì, trái lại còn đầy ý cười.
Bức tranh của tôi chỉ có duy nhất một cái lông vũ. Đúng! Một cái lông vũ trắng muốt được bao trong nền màu đen. Màu trắng bỗng trở nên nhức mắt.
"Màu trắng đối lập với màu đen, càng làm rõ vẻ tinh khiết của nó. Ý muốn nói là 'gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn', à không, mà còn tỏa hương ngạt ngào hơn chứ!" Đây chính là lời bình phẩm của Hoàng thượng.
Thưa Bệ hạ! Thật ra thần chỉ vẽ thôi chứ không nghĩ tới việc đó. Lời bình phẩm của ngài giống như tô vàng nạm bạc vào cái đồng hồ bị gỉ sắt ấy! Hình như... bức tranh này đã xuất hiện ở trong phim nào đó ở trên kênh nào đó thì phải. Tôi không nhớ lắm...
Kết quả cuối cùng, Long Việt vẫn giải nhất do có bức tranh táo bạo. Cúc Phương và Đào Cam Mộc giải nhì, tôi giải 3 và 2 đội kia xếp thứ tư.
Hôm nay, số của tôi thật hên!!!
|