Ca
ca luật sư, nhân cách khuyết tật thanh lãnh khốc công Thịnh Mân Âu X đệ
đệ trước bị tù nhân viên hiệu cầm đồ chưởng quầy thâm tình thụ Lục
Phong
Nếu có gì khác giữa tôi và tên biến thái theo dõi Thịnh Mân Âu, có lẽ là vì tôi gọi anh ta là "anh trai".
Tôi ngồi tù mười năm vì anh ta, từ năm mười sáu đến giờ đã hai mươi sáu tuổi...
Vì anh ta, phí hoài mười năm...
Nhưng anh ta không đến thăm tôi, dù chỉ một lần....
Truyện không dành cho team hỗ sủng hay sủng thụ.
Không có trước ngược thụ sau ngược công.
Không hợp xin đừng vào và phun tào.
Chương 1: Trang giấy làm bộ làm tịch*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc."Tự do” rốt cuộc là thứ gì?
Trước
năm mười sáu tuổi, đối với tôi, "tự do” là chim bay giữa trời, là cá
bơi dưới nước, là sự tồn tại đáng quý có thể vì đó mà hi sinh cả mạng
sống và ái tình theo lời của Petöfi(*), trừu tượng mà mơ hồ.
(*)
Sándor Petöfi (1823-1849): là một nhà thơ cách mạng và là nhà thơ lớn
nhất của Hungary, đóng vai trò lớn trong Cách mạng Hungary năm 1848. Câu
trên được trích từ bài thơ "Tự do và ái tình” (1847)[1]Sau
năm mười sáu tuổi, "tự do” đã có một định nghĩa chính xác hơn. Nó trở
thành xa ngoài tầm mới, cách ngoài tường cao, thành vị thần nữ làm Sở
Tương Vương hồn khiên mộng nhiễu (*).
(*) điển tích Sở Tương
Vương đến Vu Sơn du ngoạn, trong mơ, một người con gái xưng là thần nữ
Vu Sơn hiện lên xin được mây mưa với nhà vua. Sau khi tỉnh lại, vua thấy
luyến tiếc, ngủ đi ngủ lại mong muốn gặp được người con gái trong mộng
mà đều không thành. Tôi bỏ ra trọn vẹn mười năm, mới một lần nữa nắm giữ được nó.
Còn
nhớ cái ngày ra tù, tôi mang theo bọc hành lý đơn giản đứng phía sau
cánh cổng sắt đang từ từ mở ra, chỉ cách nhau có một bức tường, mà trời
hôm đó cũng phảng phất như xanh hơn, không khí cũng trong veo hơn mấy
phần.
Tôi tham lam hít thật sâu một hơi, chuẩn bị đón lấy cuộc sống mới đã lâu lắm rồi không gặp.
"Lục
Phong…” Quản giáo Lão Hoàng gọi tôi lại từ phía sau, thốt ra từ miệng
ông ấy không còn là một chuỗi chữ số lạnh băng nữa, mà là tên tôi.
Năm
mười sáu tuổi, tôi vì tội cố ý giết người, phải vào trại giam, trọn vẹn
mười năm, ngoài hai năm đầu ở trại giam trẻ vị thành niên, tám năm sau
vẫn luôn ngồi tù ở nhà giam số một thành phố Thanh Loan. Lão Hoàng lúc
đó cũng đã năm mươi mấy, với tuổi tác của ông ấy, tiễn xong tôi chắc ông
cũng sắp về hưu.
"Đừng quay đầu lại.” Thấy tôi có dấu hiệu quay
người, Lão Hoàng đã ngăn tôi lại đúng lúc, "Cứ đi thẳng về phía trước,
đừng bao giờ quay lại nữa.”
Nói ra thì lại thấy lạ, niềm vui
sướng lúc giành lại được tự do chẳng hề khiến tôi mắt ướt lệ nhòa, mà
một câu nói bình đạm chẳng có gì lạ của Lão Hoàng lại khiến tôi xót cả
mũi, xúc động nghẹn ngào.
Chớp đi rơm rớm trên vành mắt, tôi đưa lưng về phía ông ấy phất tay một cái, rồi nhanh chân bước ra bên ngoài cánh cổng sắt.
"Hai ta cứ từ biệt như vậy đi, không gặp lại nữa, Lão Hoàng.”
Lão
Hoàng phía sau sẽ có vẻ mặt thế nào, tôi không biết, trái lại là chính
tôi thì đang mỉm cười rất vui vẻ, mười năm qua, chưa bao giờ có được nỗi
hào hứng tới mức muốn nhảy lên, giờ bước đi thôi cũng muốn nhảy chân
sáo.
"Tít tít tít… tít tít tít…”
Từng tiếng tít tít ồn ào
đánh thức tôi lại từ cơn mơ, mở mắt ra nhìn thấy trần nhà loang lổ tàn
tạ dưới ánh sáng tối tăm, tôi vẫn chưa bình tĩnh lại hẳn được, mãi một
lúc mới nhớ ra mình đã không còn ở nhà giam số một nữa.
Không có
tiếng ngáy động trời của phòng số 67, cũng không còn mùi chân thối,
không cần sáng dậy sớm đi lao động, lại càng không cần làm tuần tự bước
này sang bước khác để vượt qua một ngày.
Dù đã ra tù được ba
tháng, mà có những lúc ngủ mơ màng, tôi vẫn sẽ cho rằng mình đang bị
nhốt bên trong kiến trúc tựa như một cái thùng sắt khổng lồ đó. Cái chốn
ánh nắng chiếu không tới, âm u mà ngưng đầy hơi thở chết chóc.
Đập lên đồng hồ báo thức, xoa xoa mũi, thừ người trên giường thêm mấy phút, tôi mới ngồi dậy, vén chăn xuống giường.
Sau
nửa tháng mưa phùn rơi liên miên, ngày hôm nay ông trời hiếm khi mới cố
gắng được một lần, trời cao xanh thẳm, từng đóa mây trắng trôi, ánh
nắng rạng ngời làm người ta không mở mắt ra nổi, một ngày trời đẹp hiếm
thấy.
Vội vã rửa mặt, tôi choàng áo khoác bò lên người rồi ra
khỏi nhà. Mua dưới tầng hai túi bánh cuộn quẩy(*), một cốc sữa đậu nành,
đi bộ tới bến xe buýt cách đó 100 mét, đợi chừng năm phút đồng hồ đã
đợi được chuyến tôi muốn lên.
(*) bánh cuộn quẩy:Sáng sớm thứ bảy, trên xe không có ai, lảo đảo một tiếng, đến bến thứ ba đếm từ bến cuối, trên xe đã chỉ còn lại mình tôi.
Lái xe hỏi tôi có định xuống bến cuối không, nói rằng nếu như mấy bến tiếp theo không có ai đợi xe, bác ấy sẽ không dừng.
"Vâng, tôi xuống ở viện dưỡng lão Dân Ưu.”
Lái xe liếc mắt nhìn tôi qua gương chiếu hậu: "Đi thăm người bệnh à?”
Tôi hút cốc sữa đậu nành đã sắp thấy đáy, gật đầu qua loa: "Mẹ tôi.”
Lái xe trong một thoáng đã có vẻ mặt hơi thương xót, miệng thở dài một tiếng.
"Đáng thương quá.”
Tôi rũ mắt xuống, cắn ống hút trong miệng, từng chút một bóp nát cốc nhựa, không đáp lại.