Sau Khi Làm Vô Thường Bán Thời Gian Thì Tui "Hot"
Tác giả:Lạp Miên Hoa Đường Đích Thố Tử
Chuyển ngữ: Dú
Độ dài: 103 chương chính văn + 1 phiên ngoại
Thể loại: Linh dị thần quái, giới giải trí, sảng văn, huyền học
Văn án:
Lan Hà lăn lộn trong giới giải trí bao lâu nay vẫn không thể nào nổi tiếng, vẫn luôn dừng lại ở mức "vô danh tiểu tốt".
Haii, bất đắc dĩ, hắn đi tìm việc làm thêm, không ngờ lại nhận thêm được công việc ở âm phủ????
- --------------------
Người sống đến âm phủ làm chức quan nhỏ, được xưng là "Đi Vô Thường”*.
Lan Hà lăn lộn trong giới giải trí, nhưng vì không có "cơ” nên vẫn dậm chân mãi ở tuyến 38.
Hồi
đầu mới biết mình phải làm Vô Thường bán thời gian, ăn cơm âm phủ thì
anh đã từ chối đấy, mãi đến khi phát hiện ra… Ủa sao đi làm ở âm phủ mà
còn giúp mình hót hòn họt ở dương gian vậy nhỉ?
Lan Hà: Là tôi đây – Tên lưu manh "độc địa” nhất âm phủ, và lưu lượng nổi nhất dương gian.
(*Chú
thích: Đi Vô Thường – Trong Liêu Trai Chí Dị, thi thoảng âm phủ sẽ sai
người sống trên dương gian đi làm âm sai, làm xong nhiệm vụ thì lại quay
về dương thế thì được gọi là "Đi Vô Thường”.)
Chương 1: Mùi của quỷ
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Sau khi làm Vô Thường bán thời gian thì tui "hot"
Tác giả: Lạp Miên Hoa Đường Đích Thố Tử
Chuyển ngữ: Dú
Chương 1: Mùi của quỷ
Công
tác quay bộ phim truyền hình "Vật báu" đã đi đến hồi kết, đa số vai
diễn đã hết đất diễn, những người còn lại phải chạy đến thôn Nhạn Đường
quay nốt số cảnh còn thiếu. Thôn này hãy còn mấy trăm ngôi nhà cổ, bao
gồm một số từ đường thời Minh-Thanh và các loại kiến trúc sân khấu kịch,
đều được bảo tồn khá trọn vẹn.
Chính phủ thành phố vẫn luôn muốn khai phá nơi này, cũng dẫn đoàn làm phim quay ở đây thật.
Xe dừng ở bãi đỗ xe cổng thôn, người người trong đoàn phim nối đuôi nhau mà đi.
Lan
Hà xách theo vali của mình xuống xe, ở trên núi mát hơn chân núi nhiều.
Anh mặc áo nỉ và quần túi hộp sẫm màu, và vì vai diễn yêu cầu nên tóc
mái dài đến nỗi hầu như che hết mắt.
Trong bộ phim không có
nhiều vai nam này, anh chỉ tạm xem là vai nam số 5. Nhưng là một diễn
viên tuyến 18 vô danh tiểu tốt, công ty lẫn đoàn phim đều không cử trợ
lí cho anh, nên đương nhiên hễ có việc gì cứ phải tự mình ra trận thôi.
Lan
Hà không ngại. Đoàn phim thuê nhà dân làm chỗ ở, hành trình tiếp theo
phải cuốc bộ, anh vừa đi vừa tám chuyện với Trình Hải Đông – người quay
phim trong đoàn. Hai người quen nhau trong đoàn làm phim, tuy khác nghề
nhưng đều là đồng hương, lại hợp cạ nhau, sau hai ba tháng thì thành bạn
bè.
Dọc bên đường toàn là các công trình kiến trúc phong cách
nhà Thanh, đoàn phim chỉ cử người đến quan sát, ấy thế mà cán bộ thôn ra
tiếp đón vẫn giới thiệu liến thoắng cho mọi người nghe: "Hai con sư tử
được chạm trổ ở đây, một lớn một nhỏ, sư tử lớn và sư tử nhỏ đọc nghe
gần giống như Thái Sư và Thiếu Sư, tức là chỗ chúng tôi từng có người
làm quan..."
(*Sư tử lớn 太狮 |tài shī| đồng âm với Thái Sư 太师 |tài shī|.
Sư tử nhỏ 少狮 |shǎo shī| đồng âm với Thiếu Sư 少师 |shǎo shī|.
Trong
hệ thống quan lại trung ương, Thái Sư là một trong Tam Công chuyên nuôi
nấng, dạy dỗ Vua còn Thiếu Sư ở một cấp thấp hơn Thái Sư, thuộc Tam
Thiếu, chuyên giúp đỡ Tam Công.)
Lan Hà nhìn theo, thảo nào
lại chọn lấy cảnh ở đây, việc bảo tồn khá là hoàn hảo, từng có tu sửa
nhưng cũng tìm các thợ thủ công già dặn làm theo phương pháp truyền
thống, giữ nguyên những đặc điểm cũ.
Cán bộ thôn tiếp tục ba hoa
về việc tổ tiên từng làm quan kia đã mời hậu duệ của Quỷ Cốc Tử* xem
phong thủy, thiết kế nhà cửa. Ai cũng cười xòa cho qua, mấy cái chuyện
đồ vặt vãnh đi đâu cũng gắn mác liên quan đến Hoàng đế thời cổ đại hay
danh nhân nào đó ấy mà, cứ nghe suông thế thôi.
(*Quỷ Cốc Tử
là nhân vật trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Họ tên không rõ ràng con
người ông được người đời sau hư cấu nên mang tính huyền bí, theo sách
Đông Chu liệt quốc tên ông là Vương Hủ người đời Tấn Bình công, là bạn
thân của Tôn Tử và Mặc Tử.)
Dù đoàn phim đã bớt đi nhiều
người thì số còn lại cũng không hề ít ỏi. Phía trước có tiếng pháo và
tiếng huyên náo, đoàn người đang đi bèn chậm bước lại.
"Hắt xì!" Lan Hà quệt mũi, nghe tiếng nói đâu đó từ phía trước lọt vào tai: "Trong thôn có người mất, đang lo liệu tang lễ..."
Xuất
phát từ lòng tôn trọng người chết nên lúc đi ngang qua, mọi người đều
cúi đầu, có người còn cúi rạp mình xuống, đương nhiên tốc độ đi sẽ chậm
lại.
Tầm nhìn bị đoàn người che khuất nên lúc Lan Hà bước ra
đằng trước mới thấy một khoảnh đất. Người ta lập linh đường ở đó, trong
đặt quan tài, bày một cái bàn bát tiên, trên bàn là ảnh người chết, còn
cả đèn chong nối điện, hai bên có bé trai bé gái bằng giấy. Trước bàn là
chậu sắt, có người đang hóa vàng mã không ngơi nghỉ, khói lửa lượn lờ.
Trên giao lộ phía bên kia, vài thanh niên trai tráng đang định dựng phướn giấy lên.
Chỗ
này không có vật đỡ nên họ định dùng gậy gỗ để chống. Phướn gọi hồn có
bốn khúc, phải lắp thân phướn thẳng tắp, nhưng chẳng hiểu sao mà dựng
mãi cũng không xong.
Dân trong thôn trắng trợn bàn tán:
"Không dựng được phướn gọi hồn à? Con cháu mất trắng tiền rồi?"
"Ai biết tại sao không dựng được phướn gọi hồn cơ chứ..."
Nghe mấy lời đàm tiếu đó, sắc mặt con cháu nhà có tang càng lúc càng khó coi hơn.
Trình Hải Đông chắp tay vái, nhỏ giọng thì thầm: "Thế là sao nhỉ, sao dựng mãi vẫn không được?"
Anh ta chưa bao giờ kinh qua tập tục mai táng truyền thống nào, mà thôn Nhạn Đường thì hãy còn giữ lễ nghi mai táng từ xa xưa.
Lan
Hà đáp: "Là cờ phướn vàng, là một loại đồ hàng mã lớn khó có được, dùng
để mai táng. Một cái cũng phải lên đến một nghìn tệ, thường phải dựng ở
giao lộ bắt mắt nhất."
Chú quay phim chính cũng đứng bên cạnh,
nghe thế bèn liếc Lan Hà với vẻ bất ngờ, "Cậu còn chưa già mà đã biết
mấy cái này hả? Lần trước cậu với Đông Tử rút quẻ, còn là rút quẻ điện
tử trên điện thoại, nhưng đến một tệ giải quẻ cũng có muốn tiêu đâu."
Lan Hà: "... Đâu cần phải thuật lại đầy đủ thế."
Trình Hải Đông cũng lầu bà lầu bầu, cứ một tệ là có thể bị lừa à.
Lan
Hà lại nhìn đống hàng mã, nói với giọng hoài niệm: "Ngày xưa ông nội
tôi cũng hóa mấy cái này. Không phải nhà nào cũng bỏ tiền ra mua được đồ
mã lớn cỡ đó, một năm chẳng cúng được mấy lần."
Vote Điểm :12345