Kỷ niệm Đồng dao
Sáng nay dậy sớm đi Đồng Dao
Đi bộ đến ga tíu tít chào
Lục tục kéo nhau lên tầu hỏa
Chuyện trò, cờ, tú, thú làm sao
Chạy đến ga Ghềnh, tầu đỗ lại
Vào nông trường bộ bước một hai
Nghe phổ biến xong lên xe phóng
Về thẳng Hang Nước, hết ngày dài
Lại đến thâu đêm nằm cạnh nhau
Trời ơi! nó gác cẳng lên đầu
Say sưa sau một ngày Việt dã
Ngủ ngon đến tận sáng hôm sau
Trời rét, sương tan, nhẹ gió thổi
Phong cảnh đẹp quá các bạn ơi!
Mây vờn đỉnh núi cao sừng sững
Một dải xanh xa tận chân trời
Đồng cỏ hôm nay rộn tiếng cười
Không khí sôi động khắp mọi nơi
Liềm cắt xoèn xoẹt tựa cưa máy
Khoanh vùng cắt cỏ, bó làm đôi
Làm nhanh xem ai cắt được nhiều
Làm cho đồng ruộng đất phì nhiêu
Thi đua các tổ tăng năng xất
Làm hăng cho tới lúc trời chiều
Từng đống chất ca , vươn lên mãi
Đàn bò ăn cỏ dưới nắng mai
Ăn no chóng lớn lên bò nhé
Xây mầm hạnh phúc của tương lai
Bát nước chè tươi xanh đẹp quá
Bốc khói thơm ngo , rất đậm đà
Giữa lúc giải lao được một bát
Uống vào thấy tỉnh cả người ra
Chiến công ai đó - hỡi bạn Vinh
Thở như chó thở, vẫn quên mình
Ấy bạn Cu Tý hay sốt sắng
Chạy đi, chạy lại , hái chè xanh
Ở nhà nằm không kể cũng khoái
Thỉnh thoảng lại như "chuột với khoai”
Ngạo nghẽ nằm hát, thật thanh thản
Phơi phới "bật bông” sướng cái tai
Chiều tà cùng bạn đi đá banh
Đấu bóng mà như là đấu tranh
Vận động trông rất là ghê gớm
Ý chí bốc lên tận mây xanh
Tối về mịt mùng, cơm dọn sẵn
Bạn bè, thầy giáo ra hỏi thăm:
"Hôm nay đá vậy , thua hay thắng ?”
Toét miệng cươi, nhe bốn cái răng
Liên hoan văn nghệ có cháo gà
Hai con gà béo, mỡ vàng da
Cháo bốc mùi thơm sao ngon lạ
Đánh liền mấy hiệp mới bước ra
Sáng ra leo núi các bạn ơ!
Có trèo gian khổ mới lên trời
Gọi thầy, gọi bạn, ta chung tiếng
Vách núi vang vọng , thật vui thay (*)
Ồ! thung lũng hoa thơm, trái lạ
Đón ta như đứa trẻ lên ba
Mở đường vào thăm di tích cổ
Đồ vật ngày xưa của ông cha
Sáng nay lấy dứa ở nơi nao
Trưa đi bộ đến ga Đồng Dao
Chiều nay vui nốt một ngày cuối
Đêm nay khởi hành sẽ ra sao?
Tạm biệt nhé! – Hang Nước - Đồng Dao
Một tuần lao động đẹp biết bao
Kỷ niệm năm cuối đời đi học
Lấp lánh muôn ngàn những ánh sao
Lý Ngọc Thái
Tháng 11/1979
(*) Hai câu này là tôi tự bịa ra vì không nhớ được câu thơ của Thái , xin lỗi Thái và các bạn nhé
ĐOẠN KẾT
Sau khi học song, chúng tôi mỗi người mỗi ngả, đi theo con đường mà mình đã chọn , hay số phận đã chọn cho mình : Người vào đại học , người đi bộ đội , người đi nước ngoài … Còn tôi , tôi ở tại quê nhà nên nhận được rất nhiều thư từ của bạn bè khắp nơi gửi về
Lưu Mai Anh : Sau khi học xong phổ thông , Mai Anh thi và học trường Trung cấp Tài chính , sau đó ra công tác , tình cờ , chị công tác trên cùng một địa bàn phường với tôi . Tuy vậy cũng không mấy khi chúng tôi gặp nhau .
Vũ Xuân Hiền: Tôi được biết Hiền học về nghành Quân sự và trở thành một quân nhân chuyên nghiệp , đóng quân tại một tỉnh xa phía Nam . Một lần anh đến thăm tôi ngay tại nơi tôi công tác . Thật tiếc , lúc đó tôi đang bận tíu tít với bầy trẻ nên phải từ chối lời mời đi uống nước của anh . Anh hỏi thăm tình hình của tôi và nói : " Nghe Cường nói , người vất vả nhất lớp mình là Dung , nên đến thăm cậu một lát” . Được bạn bè quan tâm tôi thật cảm động .
Thầy chủ nhiệm: Trong sổ lưu niệm của nhiều bạn, thầy kí rất đẹp, chữ kí của thầy mang hình khuôn mặt có đeo kính của thầy, cùng với những lời chúc riêng cho từng nười. Thỉnh thoảng lớp tôi vẫn tổ chức đến thăm thầy vào những dịp ngày lễ (20 – 11). Khi thì ở nhà riêng của thầy, khi thì ở trường. Năm 1996, thầy nhận lời mời đến dự buổi họp mặt của lớp chúng tôi. Trên bàn tiệc của buổi liên hoan họp măt,thầy hỏi thăm từng người, và thầy cũng yêu cầu từng người lần lượt đứng lên kể về bản thân (như là đứng lên đọc bài vậy).
Nhiều năm sau đó, chúng tôi buồn, nghe tin thầy bệnh. Đến thăm thầy tại bệnh viện được ít lâu thì chúng tôi phải tiễn đưa thầy về nơi an nghỉ cuối cùng
Chu Thị Hồng – Chu Thị Mỹ: Hai chị em , một người thì công tác trong ngành ngân hàng , còn Mỹ thì đi lao động ở Tiệp Khắc . Hiện nay chị đang định cư tại Đức. Một lần chị về Việt nam chơi nên lũ con gái chúng tôi có dịp gặp nhau, nhắc lại chuyện ngày xưa ăn bún ốc và chè rồi cười.
Đoàn Thanh Mai: Sau khi tiễn Mai đi Tiệp Khắc, tôi thấy buồn chơi vơi. Những nét hồn nhiên, thơ ngây của chúng tôi dần dần bị thời gian mang đi mất. Tôi và Mai vẫn thường xuyên liên lạc thư từ, điều đó làm chúng tôi thấy yêu đời hơn. Trong nhiều lá thư Mai luôn nói : "Tớ nhớ Dung lắm” . Năm năm sau, tôi ra sân bay đón Mai . Hai đứa nhìn nhau cùng bỗng dưng bật khóc . Hiện nay, chị công tác trong ngành bưu điện . Cuộc hôn nhân của chị không mấy hạnh phúc : Đứt ghánh giữa đường, chị vẫn nuôi con khôn lớn . Được cái con gái chị rất ngoan, rất yêu mẹ và giống chị như đúc
Trần Thúy Loan: Theo mẹ vào Nam sinh sống một thời gian, Loan xây dựng gia đình . Khi mang thai đưá con đầu lòng, Loan hay tâm sự với tôi chuyện tình cảm và khóc ròng . Ngồi dưới ánh đèn dầu, tôi vẫn mải miết đan, nhưng không sao cầm được nước mắt khi nghe chuyện của Loan . Có lúc tôi phải lén ra ngoài để lau nước mắt cho Loan khỏi nhìn thấy. Nhưng thực ra những giọt nước mắt ấy của hai đứa thật ngây thơ. Bây giơ Loan đã là mẹ của hai cậu con trai sáng sủa và khôi ngô .
Thây Đỗ Phong : Tình cơ tôi gặp thầy trong một đám cưới của một người bạn đồng nghiệp . Thầy giới thiệu: "Dung ( tên cô dâu ) là cháu gọi Bố bằng cậu . Thầy hỏi thăm tôi công việc, và hỏi thăm các bạn cũ. Trong câu chuyện với tôi, thầy vẫn luôn xưng là bố như hồi tôi đi học, và với mọi người, thầy vẫn giới thiệu tôi là con gái của thầy ( Hay là vì thầy không có con gái nhỉ ?)
Tôi cảm động vì tình cảm thầy dành cho mình
Ngô Mạnh Tuấn: Sau khi học xong Tuấn học trường trung cấp xây dựng Hôm cưới chị Tuyết , tôi được Mai cho biết Tuấn già đã mất . Lá thư tuyệt mệnh cuả Tuấn bị công an giữ. Trên quan tài, bên cạnh những vòng hoa trắng còn có chiếc bánh mỳ , nghe nói là của một bạn gái lớp tôi mua cho theo yêu cầu của Tuấn trong lá thư tuyệt mệnh . Khi các bạn tôi đến tiễn đưa Tuấn thì được người nhà của Tuấn khuyên một câu: "Các cháu hãy chọn bạn mà chơi” .
Ngày mới học song, Tuấn rất hay đến nhà tôi . Tuổi học sinh sao mà dễ thương, tôi với Tuấn chẳng bao giờ thân nhau , thậm chí Tuấn luôn luôn làm tôi và nhiều bạn gái khác bực, vậy mà giờ cũng bỏ qua tất, Tuấn vẫn đến nhà và chúng tôi chuyện giời chuyện bể. Ngày đó sao Tuấn như hay nói điềm gở (?) : "Số tôi chết non , nên sau này tôi yêu và lấy ai thì tôi phải tạo điều kiện cho người đó học hành đến nơi đến chốn” . Hừ! Một người tự biết trước số phận của mình . Lại nữa: Sau này tôi có thêm một người bạn gái tên là Thanh , không học cùng lớp hay cùng trường . Tình cờ thế nào mà trong câu chuyện của chúng tôi lại nhắc đến Tuấn. Thanh nói : " Một bạn trai cùng lớp trong trường Trung cấp xây dựng của Tuấn ( tên là Trường ) thường hay nói thẳng vào mặt Tuấn : " Số mày rồi chết non thôi” . Chà! Thật chẳng hay ho gì !
Thầy kính (dậy toán): Sauk hi vào nghề dạy học mầm non rất nhiều năm, cho đến nay, tôi bỗng phát hiện ra trong lớp tôi đang dậy, có một cháu bé là cháu nội của thầy Kính. Qua lời kể ngây thơ của bé, tôi hỏi thăm về thầy, được biết hiện nay thầy yếu lắm rồi, không còn tự đi lại được nữa. Nhớ lại chuyện ngày xưa, cái tiết học không vui ấy, chả biết bạn trai nào ném phấn vào người thầy, để rồi đến nỗi cả lớp bị cô Liên Minh đuổi học. Ân hận quá.
Lê Bích Hợp: Học rất giỏi, Hợp đỗ đại học tài chính kế toán. Nhưng số phận thật không may, chị bỗng dưng phát bệnh tâm thần, không học tiếp được nữa nên chỉ ở nhà lo nội trợ . Sau khi nhận được tin Hợp bị bệnh, hai ngày sau tôi nhận được thư của Hợp từ trên trường Tài chính gửi về (Lá thư đến tay tôi sau một tuần kể từ ngày Hợp gửi nó đi, khi ấy Hợp vẫn còn tỉnh táo) . Thật tiếc cho một nhân tài
Nguyễn Đình Trung: Ngày Trung nhập ngũ , tôi và Mai đến chia tay , nhưng không gặp. Trong thời gian tại ngũ, Trung có viết thư cho tôi . Sau này khi xuất ngũ được ít lâu, Trung xây dựng gia đình . Hôm cưới Trung, tôi lại đi vẽ dã ngoại , nhưng vẫn kịp về dự đám cưới của anh . Không kịp về nhà cất bảng vẽ và hộp mầu, tôi đến vội nhà Trung và còn kịp trang điểm giúp chú dể. Thế nhưng số phận cũng không may mắn. Trung ra đi ở tuổi 44 vì bệnh gan, để lại cho vợ hai đứa con còn nhỏ .
Trong số những người tôi viết ở đoạn kết này, vài người có số phận không may mắn lắm . Lại nhớ cái hôm thời tiết lạ, trời đất tối om, cô Thoa đã nói : sau khi học song , trong một lớp thường có một vài người có số phận không may . Quả là như vậy đấy. Nghĩ đến những trò phá phách của học sinh thời đó, đên nỗi lớp bị chuyển xuống phòng học xấu xí , tôi lại thấy ân hận vô cùng , thương các thầy cô và ban giám hiệu
Còn các bạn khác của lớp tôi, đa số đều thành đạt , và điều đáng quý nhất là ai cũng trở thành những công dân tốt . Đó là do chúng tôi được trưởng thành ở một ngôi trường tốt và có sự dìu dắt tận tình của các thầy các cô. Chúng tôi sung sướng, tự hào về điều đó . / .
Vote Điểm :12345