CHƯƠNG 1: Goá Chồng Mẹ đang ngồi trên cái bàn dài lớn giữa nhà, miệng nhai trầu chem chép ngon lành,mắt nhìn xa xăm ra sân chổ mấy cây
cam ngoài vườn. Gió thổi hiu hiu qua gian nhà, dòm bà cũng mát rười
rượi. Tôi mới lấy miếng giẻ lau nhúng nước nhẹ nhàng lao mấy cái tủ gần
đó cố không gây tiếng động mạnh. Cũng lâu rồi, kể từ ngày anh đưa tôi về
ra mắt gia đình xin tội, cũng là ngày tôi mất một người quan trọng nhất
đời mình. Tôi cứ nhớ mãi như mới hôm qua mà chuyện thì đã mười mươi năm
rồi chứ có ít gì! Anh quỳ ở trên cái phản này nè mặt cuối xuống đất,
tôi cũng lẳng lặng quỳ kề bên cố chịu đựng. Nghe bên tai còn văng vẳng
những lời cay nghiệt của họ hàng. Tôi khóc không thành tiếng nghĩ về
tương lai mù mịt của hai đứa. Anh như cảm nhận nỗi niềm của tôi, thở dài
buồn tuổi nhắm mắt cố làm ngơ. Mẹ đứng gần tủ thờ tay cầm cây roi da
đen ngờm cứng ngắt, đôi mắt sắc lại miệng thì thầm to nhỏ với cái di ảnh
trắng đen củ mèm trên bàn thờ rồi bà im lặng. Tôi lo lắng- chưa bao giờ
tôi nghĩ ra viễn cảnh này, hồi mới gặp anh anh lãng tử lạ hút mắt tôi.
Cái ngày tân sinh viên gặp chàng ở miền tây thật thà mà lãng mạn, tóc
tai mặt mũi cũng ra mốt sài gòn. Cứ thế mà lao vào yêu chứ đâu tính
trước tính sau, lo trên nghĩ dưới. Yêu thương qua hết cái thời sinh viên
rồi đi làm có khi nào hai tôi ngừng yêu. Vậy ấy mà từ hồi cô ba- em gái
anh lên học thấy tôi lui tới sớm hôm ra vào chăm sóc anh. Chiều thứ bảy
chủ nhật nào cũng chở nhau đi ăn chè tận ngoài thủ đức bằng cái xe đạp
cọc cạch. Mấy hôm nói tới nói lui gia đình hai bên mới biết chuyện mà ẩn
sâu đó cô cũng chọt ra chọt vào đàm tíu. Ba mẹ tôi không la mắng gì mà
cứ mặc tôi do nhà đông anh em vốn mình không được quan tâm nhiều từ nhỏ.
Tôi lạc lõng giữa căn nhà ấm áp của mình, may thay còn anh anh sớm hôm
kề cận động viên. Rồi Hai đứa mới trốn lên Đà Lạt mấy năm, vậy mà chạy
đâu trốn đâu cũng bị cái chữ hiếu nó lôi về. Để đúng cái ngày định mệnh
đó anh quyết định hai đứa về quê xin lỗi mẹ. Anh muốn giành giựt cho tôi
một thân phận, muốn tôi làm chàng dâu cho nhà anh. Anh muốn xin mẹ tác
hợp cho hai thằng con trai yêu nhau. Anh muốn đi ngược lại cái định luật
xã hội và dư luận phong kiến. Mà chuyện thì đâu có dễ gì, bà nội anh là
bà hội đồng có tiếng nhất cái miệt này, bà khó lắm lễ nghĩa gia phong
nghiêm ngặt. Mẹ anh cũng trãi qua cái tuổi thanh xuân goá phụ trong căn
nhà truyền thống gia giáo nghi tục ấy. Trèo trên chóng dưới để thuận hoà
với đám em chồng đỏng đảnh hơn thua lời ra tiếng vào. Để giờ bà làm chủ
một gia tộc ba đời hoà thuận chung một mái nhà, lời nói ra như thép ai
ai cũng nể cũng chừng. Anh lại là đức tôn cả một gia tộc mong đợi chuyện
trầu cau anh mau trọn vẹn. Vậy mà giờ anh quỳ đây với tôi chịu tuổi
nhục. Mẹ thét lên: " Mày làm cái gì mà đứng ngó đó không đi làm công
chuyện cho xong tao nhốt vô kho. Hay là mày chưa tạo đủ oan nghiệt cho
cái nhà này? Mày muốn tao chết mày mới vừa lòng ha?" Tôi bật giật mình
sợ run run tay, lủi hủi cấm đầu xuống đất mà quỳ lại: " Mẹ tha tội, con
không dám" Rồi mẹ đứng dậy cầm cái ly trà nóng trên bàn hất xuống người
tôi, quay về phía cửa phòng bà bực dọc bước vào trong. Tôi vội chạy sau
tay xách theo cái quạt tròn hôm qua mới làm, bằng mo cau vào trong hầu
quạt mẹ ngủ. Mẹ đã ngủ giấc trưa, giờ này cũng một hai giờ mấy đứa
giai nhân trong nhà cũng đi ngơi nghỉ đâu đó. Tôi đi xuống bếp rửa mớ
chén, nhà có người làm đó ấy vậy mà từ ngày mẹ gọi tôi bằng cái tiếng
con dâu rồi cười cay nghiệt, có ngày nào tôi ngơi tay đâu. Ba bốn giờ
khuya đã dậy giặc giũ đồ đạc cho người trên kẻ dưới trong nhà, phơi xong
mớ đồ thì trời đã bừng sớm. Chạy u vô bếp lo điểm tâm cho bà nội, cho
mẹ, chú, thím , hầu hạ mấy đứa em chồng rồi mấy đứa cháu chồng ăn cho no
để đi học. Đôi tay rắn chắc của tôi cũng cố mà mềm cho bằng được để
khéo nấu khéo nêm sao cho như mấy cô gái trong xóm ưng bụng ba mẹ chồng.
Vậy chớ hồi đó ở với anh ngoài Đà Lạt hai đứa trồng bông cúc hai tay
chai sần rắn chắc, sờ lên mặt nhau còn rõ khô ráp vậy mà cứ thích âu yếm
miết. Cũng lâu rồi đôi gò má trắng hồng tròn trĩnh của tôi không cảm
nhận được hơi ấm từ bàn tay anh chạm vào nữa. Mà dường như lâu quá rồi
nó cũng quen bây giờ hằng lên đôi gò má cao hóc hác tàn nhang của tôi là
sự khắc khổ mong chờ được một ngày hạnh phúc. Nhưng đâu còn nữa cả ngày
quần quật suốt có ngơi tay đâu mà chờ mà mong. Bây giờ tôi sống chỉ vì
trả nợ, trả cái nợ tình của anh, trả cái chữ hiếu anh chưa tròn, trả
luôn cái câu hẹn chờ của anh :" Ráng làm dâu thảo làm mẹ vui, anh luôn
bên em, hẹn em kiếp sau mình tương phùng" Cũng cái ngày anh và tôi về
nhà xin mẹ chấp thuận đó mà người ta bỏ tôi đi cho đành. Hôm ấy mẹ đã
mạch lạc kiềm chế nói với anh rằng: " Mày có làm gì, yêu ai thì ở ngoài
kìa, đừng có đem cái thứ bệnh hoạn đó mà về bôi tro tréc trấu vô cái
nhà này" Dường như sự chịu đựng bấy lâu nay của anh thành quá hạn, anh
nanh vuốt bất hiếu : " Mẹ không tác hợp hai con, không chấp nhận Mạnh
Khôi là vợ con, là con dâu của mẹ, là người được cưới về tộc này con
chết cho mẹ vừa lòng" Đôi mắt mẹ hòng học lên đỏ như hòn lửa những tưởng
thiêu đốt mọi sự can đảm của anh: " Mày chết tao mua hòm chôn, còn cái
thứ trôi sông lạc chợ này ở đâu thì ở chứ tao không có thứ con dâu bệnh
hoạn này" Bỗng anh đứng lên nhìn chừng chừng vào mẹ rồi lia mắt đến từng
người trong gia tộc như ăn tươi nuốt trọng mấy con người nhiều chuyện
đó. Anh quay qua tôi, tay nhẹ nhàng giơ lên lau đôi dòng nước mắt của
tôi đang khô dần bất giác anh nắm tay kéo tôi chạy ra khỏi nhà. Tôi chỉ
biết gắn chạy theo nhịp chân của anh mà ra ngoài như thoát khỏi ổ ong vò
vẻ. Trong nhà còn nghe tiếng mẹ anh, mấy người trong gia tộc gọi theo
thở dài. Đến bờ sông, mưa gió tầm tả chiều tối không thấy mặt đường,
anh hỏi tôi có dám chết với anh không rồi anh ôm tôi khóc đau khổ. Trong
vòng tay ấm áp này hột mưa không len lỏi được vào tim chúng tôi để dập
tắt ngọn lửa yêu đương đựơc. Nhưng bât giờ tôi mơ màng như người say,
phần vì mọi việc xảy ra quá nhanh, phần vì lo sợ. Tôi yêu anh đó, tôi
sống với anh cũng lâu ngày rồi, tôi quen bên anh mỗi sớm được hôn vào
sao ót cổ, được anh ôm từ phía sau rồi. Tôi không muốn mọi thứ kết thúc
nhanh như vậy, tôi chưa được cùng anh ngắm những đứa trẻ lớn lên, vốn
chúng tôi có ý định sinh con nuôi. Hoặc nếu chết, chắc gì đã được bên
nhau "Đồi thông hai mộ rồi chỉ còn một mộ " có nghĩa gì đâu khi là một
cái xác, muốn bên nhau cũng bị người sống chia rẻ chi bằng sống mà đấu
tranh vì tình yêu. Lòng ngập ngừng miên man tôi im lặng lãng quên câu
hỏi của anh. Mưa ngày một lớn, gió quét ngày càng mạnh quật ngã luôn mấy
cây tràm vỏ ven sông, sấm chớp đùng đùng tôi giật mình. Anh ôm tôi chặt
hơn cố che chở và chờ đợi quyết định của tôi. Rồi tiếng gọi của đám gia
nhân trong nhà từ xa vọng lại, nhìn mờ mờ ngoài kia bóng mấy người lội
ruộng hì hục trong mưa tìm kím. Anh lại ôm tôi chặt hơn lần nữa- Tôi vẫn
lặng im không trả lời câu hỏi của anh, nhắm mắt tựa đầu lên vai anh và
tôi buông thỏng người. Rồi dường như tay anh nới lỏng hơn, tôi vội ôm
anh lại nhưng dường như vòng tay ấm áp ấy lại ngày một lỏng hơn bên tai
là tiếng gọi ngày một rõ của người nhà anh. Rồi tôi không còn cảm nhận
được hơi ấm, tôi mở mắt vội chụp lấy tay anh. Nhưng không kịp nữa nhanh
như chóp anh nhảy xuống sông. Chỉ vừa kịp gọi : " Đừng bỏ em Nguyên
Hùng" Tôi thất thần như chết đứng vừa lúc mẹ anh kịp đến bên sông. Bà
khóc théc trong vô vọng:" Mẹ chấp nhận, chấp nhận hết mà" tiếng khóc,
tiếng gào của mọi người trong một ngày mưa bão này làm tôi đứt từng đoạn
ruột, tim như tan từng mảnh. Chồng tôi đó, ở dưới sông đó, xác ảnh ở
dưới đó, tôi là người giết anh đó, nếu tôi không yêu anh thì anh không
vì tôi mà ra vậy. Giọng gào khóc và những lời chấp nhận của mẹ như xát
muối vào tim tôi đang vỡ, tâm trí tôi như tơ vòng trăm mối. Trời bỗng
trở sấm to liên hồi thét, giọng ăn năn những lời nói chấp nhận của mẹ tự
nhiên không còn mềm mại uỷ mị nữa. Bỗng bà quay hẳng qua tôi liếc mắt
trừng trừng nghiến răng như xé tôi ra trăm mảnh :" Mẹ sẽ chấp nhận cho
cái thằng oan nghiệt này làm dâu nhà mình".