-
Cảm ơn quý khách đã ủng hộ hảng hàng không của chúng tôi. Hành lý của
quý khách sẽ được chuyển đến cửa số 5. Chúc quý khách một ngày tốt lành.
Máy
bay vừa cất cánh và tất cả các hành khách cũng đã đi ra từ từ để lấy
hành lý. Gia (20t) cũng bở ngở đi theo những người cùng chuyến bay. Gia
được mời qua Us học như là một sinh viên thực tập tại một bệnh viện nỗi
tiếng ở Los Angeles. Đây cũng là lần đầu tiên cô gái này đặt chân lên
một vùng đất khác. Đối với gia đình cũng như bạn bè, nó là một người rất
ít nói, lúc nào cũng lạnh lùng nhưng luôn lo lắng cho mọi người theo
cách riêng của mình. Cô ấy có khuôn mặt rất dễ thương với đôi mắt to
tròn. Lần đi xa này, nó sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách ở nơi xứ
lạ quê người về cả tình yêu và cuộc sống.
Thành phố lớn nên sân
bay cũng không nhỏ nhắn gì. Nó cứ mãi loay hoay bồi hồi nhìn mọi hướng
với hy vọng là mình đang đi đúng đường dẫn đến cổng. Và đây rồi, Nó bắt
đầu thấy mọi người tập trung lại mạnh người nào lấy đồ của người ấy. Cô
cứ đứng nhìn từng vali đồ đi ngang qua nhưng vẫn chưa thấy cái vali của
cô. "Vali của mình có buộc sợi dây màu đỏ nên chắc sẽ dễ tìm thôi, và
cũng nhiều người đi chung chuyến với mình mà chắc không lạc mất đồ đâu."
Gia nghĩ thầm.
Được một lúc sau, đây rồi chiếc vali với sợi dây
màu đỏ của cô đây rồi. Gia vội vàng lấy cái vali, cũng ngay lúc đây, có
một mái tóc dài xoả xuống gần bên nó và có một bàn tay nhỏ nhắn cũng nắm
ngay tay nắm vali. Nó bị thu hút bởi hương thơm hoa oải hương từ mái
tóc ấy, và cô ngước lên nhìn thì thấy một cô gái đang nhìn nó mà cười.
- Xin lỗi chị ơi, đây là vali của tôi, chị đã lấy nhầm rồi. - Nó bình tĩnh lại và nói.
- Không đây là vali của tôi, nhìn này có tên tôi này. - Chị ta vừa nói vừa chỉ vào cái tag, Jennie Frankie.
- À tôi xin lỗi chị, tôi nhầm. Vì vali nhìn giống cái của tôi quá. - Nó cúi đầu xin lỗi cô gái ấy.
- Không có gì!
Vừa
nói xong cô gái ấy liền xách hành lý đi. Nó vẫn cứ nhìn theo. Đươc một
lúc lấy lại bình tĩnh thì cô cũng đã tìm được chính chiếc vali của mình.
- Gia ơi, mệt không con.
Vừa
nghe tiếng có người gọi tên mình, Gia mừng rỡ quay lại. Thì ra là dì
của Gia, nói là dì, nhưng chỉ lớn hơn Gia 7 tuổi. Dì rất là vui tính,
lúc nào cũng có tâm trạng phấn khởi. Dì tên Jojo, vốn được sinh ra và
lớn lên bên Mỹ, nhưng lúc nhỏ, dì được dịp về Việt Nam 3 tháng. Và kể từ
lúc ấy, Gia và dì rất thân với nhau như là chị em. Nhớ lúc ấy dì phải
đi về lại Mỹ, 2 dì cháu ôm nhau khóc ngon lành, cứ như là họ sẽ không
bao giờ gặp lại nhau. Trong suốt 10 năm, dì cháu chỉ nói chuyện qua lại
trên điện thoại chứ chưa hề gặp nhau một lần nào.
- Mệt chứ, con
ngồi trên máy bay cả ngày rồi, đã thế mới vừa lấy nhầm hành lý của người
khác. Thiệt là nhức đầu. Nó vừa nhăn mặt vừa nói.
- Coi kìa, chưa gì đã tỏ ra tính khó chịu rồi. Bớt dữ lại đi, dữ quá không ai thương đâu. - Dì đùa với nó.
- Ơ, con đây chủ nghĩa độc thân nhé. Con không có thời gian mà yêu đương nhăn nhít như ai kia đâu à.
Gia
ghẹo dì, cô biết tính dì mình cởi mở sống tình cảm nên việc dì có người
yêu cũng là lẽ đương nhiên. Hơn nữa, dì có chuyện gì cũng kể cho cô
nghe, từ công việc cho đến cuộc sống. Nhiều lần chia tay với người yêu,
dì chẳng biết tìm ai ngoài nó để giải toả cơn buồn. Chính vì thế, nó
biết tất tần tật về người dì trẻ tuổi này của mình.
Trở lại với
câu truyện, dì và nó cùng nhau đi ra xe và về nhà của dì. Nó ngơ ngác
nhìn xung quanh, những toà nhà cao ốc làm nó phải há hốc mồm và không
ngừng khen ngợi. Và thế là 2 dì cháu cũng đã đến nhà, nhà của dì nhìn
rất ấm cúng, ở tuổi 27 mà sở hữu một căn nhà không nhỏ này thì cũng phải
làm việc miệt mài mới có được. Dì là một bác sĩ gây mê rất giỏi, mọi
người vẫn luôn khen dì là còn trẻ mà có tài. Nó một phần nào cũng bị ảnh
hưởng bởi dì nên quyết định chọn học chung ngành nghề như dì.
-
Đây là phòng của con, còn cứ ở đây tự nhiên như nhà mình đi. Nhà thì
cũng chỉ có một mình dì, sáng thì có cô giúp việc lại dọn dẹp nấu nướng
rồi về nên không có ảnh hưởng đến việc học của con đâu. -Dì đem vali nó
vào phòng và bảo.
- Dạ, con cảm ơn. Mà dì ơi con muốn ở trong
dorm gần bệnh viện cho thuận tiện đi lại. Với lại người ta đã cho con
học bỗng toàn phần, không ở thì phí lắm.
- Dì làm ở bệnh viện đó
nên con cũng đừng lo về việc đi lại. Mà con vừa tới đường đi nước bước
thì chưa rành mà đòi đi đâu. Cứ ở đây vài tháng khi nào con cảm thấy ổn
rồi ở dorm cũng được.