Bao Nuôi
Tác giả: khongngoc00
Nguồn: Sàn truyện
Vì gia cảnh, cậu phải chấp nhận bán mình
Người kia mặt lạnh, người kia ngay từ đầu đã coi thường cậu như thế.
Phúc hắc công x nhược thụ.
Có H, có ngọt có ngược.
Chương 1: Gia đình
Truyện 17: Bao nuôi
Lời
tác giả "Suy cho cùng thứ tôi muốn, thứ tôi cần, thứ khiến tôi vui
buồn, cũng chỉ là hi vọng mọi người có thể hiểu và trân trọng công sức
của tôi mà thôi"
=====
Chương 1: Gia đình
Nhân vật chính :
Dav Trần ( Trần Đạt) x ( Nguyễn) Trí Đăng
Phúc hắc công x nhược thụ.
---------
Bà Xoan: Mẹ của Đăng
Tuệ Tâm: chị của Trí Đăng
---------
Một số nhân vật phụ khác được lấy từ truyện " Sẹo" :
Mễ Nam x Văn Diệp là một cặp, Mễ Nam bị ngốc. ( Ngốc công x đầu gấu thụ)
Văn Diệp học cùng lớp với Trí Đăng , là sinh viên năm hai, tham gia Ever để kiếm tiền sống và nộp học.
Ever là một tổ chức xã hội đen do Triều Vĩ đứng đầu, liên quan tới rất nhiều mảng khác nhau.
Triều Vĩ: Phúc hắc, cao 1m90. Tên thường gọi: Vĩ kều.
Truyện
này lấy bối cảnh thời gian song song với "Sẹo", khi Ever vẫn đang hoạt
động, Mễ Nam chưa khôi phục trí thông minh ( Năm 2019)
=======
Lưu ý: Các yếu tố khác về không gian, thời gian, tình tiết có thể phi thực tế.
17 truyện và 01 fanfict đều là do tác giả tự viết, không phải bản edit.
Không cho phép chuyển ver.
KN
gửi lời cảm ơn đến các bạn đã yêu thích và theo dõi các tác phẩm của
mình. Cmt nhiệt tình của các bạn sẽ là động lực rất lớn để ra chap (ôm
ôm)
=======
Khoảng cách xã hội là thứ không có bất cứ điều gì có thể lấp đầy được.
Sự công bằng có tồn tại hay không?
Có.
Nếu chúng ta ổn và cảm thấy an bình với từng bữa cơm ăn nước uống hàng ngày, coi chúng là đầy đủ.
Có.
Nếu sự học hành không phải gián đoạn với những bộ quần áo mới tinh tươm những ngày đầu năm nhập học.
Nhưng,
lại là không, khi chứng kiến một tờ hóa đơn đi Bar chơi quẩy một đêm
hiện lên con số hai tỷ rưỡi. Đem nó, so với một đời nhà nông cầm trên
tay một tờ viện phí.
Sáu trăm hai mươi hai triệu.
Có những con số là vô tri, cũng có những con số thật khiến người ta nghẹn lại đắng cay.
---------
Người, cuối cùng cũng chết.
Ung thư mà, chỉ là sớm hay muộn.
Cái
chết kỳ thật ra cũng chẳng có gì đáng sợ cho lắm. Sợ nhất, đau nhất lại
chính là kẻ còn sống ở lại, đối diện với một gánh nợ nần.
Qua một trăm ngày tang chồng, vành khăn tang vừa dỡ, vài kẻ họ hàng ăn xong bữa đám giản đơn cũng đã tản về.
Bà
Xoan tựa người gục vào một bên thành giường, trên mắt còn đỏ hoe vết
khóc, ngoài kia, Trí Đăng cùng phụ với mấy người dọn phông bạt, Tuệ Tâm
thì đếm trả lại bát đũa cho họ.
Nào có ai biết đâu, căn nhà bình dị vương biết bao nhiêu tang thương này, mới chỉ nửa năm trước thôi vẫn còn êm ấm lắm.
Bố
của Trí Đăng là thợ xây, đi theo một người thầu trong làng, tuy không
phải là thợ cả giỏi giang nhưng kinh nghiệm nhiều năm cũng vững tay lắm
rồi, ngày công tương đối cao, tích góp nhiều năm đủ nuôi người chị cả
Tuệ Tâm tốt nghiệp Đại Học, xin được một công việc kế toán kho lương
tháng bảy triệu, Trí Đăng cũng mới lên năm hai đại học.
Một nhà bốn người, có trai có gái, mẹ làm nông tùy thời tùy vụ cấy lúa trồng màu, chồng thợ xây gửi tiền cho các con ăn học.
Rồi đây Tuệ Tâm cưới được tấm chồng, Trí Đăng tốt nghiệp kiếm được một công việc tốt.
Cuộc sống như thế, bình an mà đỏ lửa hàng ngày, còn gì mong ước hơn?
Vẻ ngoài đơn sơ ấm cúng giống như biết bao nhiêu gia đình vùng nông thôn Bắc bộ.
Thế mà, ung thư.
----------
Cách đây đúng nửa năm, cha cậu phát cơn ho, ban đầu cũng chỉ nghĩ là ốm sốt một chút, củ gừng nhánh tỏi giã ra uống.
Rồi vẫn không đỡ, lại làm thêm một đợt thuốc tây tự mua trên phố.
Cho
đến cuối cùng, tại hành lang bệnh viện Ung Bướu, Trí Đăng đỡ trên tay
người mẹ đã ngất xỉu của mình, run run đọc từng từ, từng chữ.
Ung thư phổi, giai đoạn cuối.
Vài chữ giản đơn lại có sức mạnh khủng khiếp đánh lật đi tất cả những ước mơ và hi vọng của cả một gia đình.
---------
Bệnh viện Ung Bướu,
Nơi này kẻ chết vừa thay ga giường, kẻ mới tới liền đặt lưng xuống cũng chẳng có gì lạ. Đời vốn bạc bẽo như thế mà,
Kẻ
có tiền thì sống lâu hơn một chút, kẻ ít tiền thì chỉ còn cách tự xin
về, cố gắng mà ăn những thứ mình thích, gặp những người mình mong, rồi
chờ ngày chết.
Vợ yêu chồng,
Con yêu cha,
Đành lòng thế nào nhìn người đàn ông trụ cột trong gia đình cứ thế ra đi?
Bước
chân luống cuống, vội vã, bà Xoan mang toàn bộ số tiền tích góp, vay
mượn khắp nơi có thể. Tuệ Tâm ứng từng đồng lương lẻ, thậm chí cả chỗ
người yêu cũng phải mở lời ,tất cả đều đổ vào bệnh viện.
Lạ thay.
Chiếc giường bệnh chính là chiếc giường đắt nhất.
Như
một vòng xoáy sâu mạnh hút xuống cuồn cuộn nước, bao nhiêu mới đổ cho
đầy? Một thân cha đi phụ hồ rồi lên thợ xây, giống như vô vàn những
người cha khác, ở đâu ra cái thứ được gọi là bảo hiểm kia?
Mười triệu tiền vào thuốc một ngày.
Một
tháng là ba trăm triệu, hai tháng là sáu trăm triệu, ba tháng là chín
trăm triệu chưa còn kể đến các chi phí giường bệnh, chăm sóc, xạ trị....
Kiệt quệ.
Cái
ngày mà Trí Đăng dẫn mẹ mình tới ngân hàng cắm sổ đỏ, nhận được cái lắc
đầu cảm thông của cô nhân viên ngân hàng, cậu đã hiểu, thế nào là xót
xa.
Đau lắm.
Cái cảm giác hai tay chắp trên sống mũi cay
cay, nhìn vào trong cánh cửa phòng kéo kín, chờ đợi từng giây từng phút
còn lại được ở bên cha mình, nó day dứt biết bao nhiêu.
Thế rồi, cũng không sống được.
Thực sự là không thể sống được.
Xa lạ gì đâu, ở Việt Nam này, ngày ngày giờ giờ đều có kẻ bị tuyên án tử vì hai chữ ung thư.
Vị
y tá lắc đầu, rút mấy thứ ống thở gắn trên gương mặt tiều tụy của bố
cậu, ra hiệu cho cậu về khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại.
Nắm lấy bàn tay gầy guộc tụ máu của cha, cậu cả đời này cũng không dám quên.
Người đàn ông biết trước số phận chờ đón, khó nhọc mở ra những lời cuối cùng:
" Bố đi trước, con ở lại chăm sóc mẹ và chị".
Đôi mắt mờ mịt nhắm lại, bàn tay buông thoải trong lòng cậu.
Nước
mắt Trí Đăng chảy dài từ hai hốc mắt, nỗi đau quá lớn khiến cậu không
thể nào đối diện cho nổi, cả một vùng ngực trái, cơ tim, đều siết chặt
lại, như dính chặt lấy vạt áo mỏng bên ngoài, đau, nhức.
Không có bất cứ một lời nào có thể tả nổi, sự xa lìa của máu mủ tình thâm.
Cậu, mất đi người cha thương yêu nhất trên đời.
Là sự thật, không phải mơ.
Chít vành khăn tang lên đầu, là thật, không phải mơ.
Làm gì còn có ai ngày thơ bé đặt cậu lên chân mà nhâng lên hạ xuống làm trò cất vó nữa,
Cũng làm gì còn ai vai chai sạn một vùng vì gánh nặng gạo tiền, khẽ xoa đầu cậu.
Tất cả chỉ còn lại là một di ảnh sau những nén nhang nghi ngút khói.
-----------
Dân làng xì xào, kẻ khen nói vợ yêu chồng, con hiếu thuận.
Kẻ chê nói nhà cậu đúng thực là ngu dốt, hai đứa con học đại học để làm cái gì?
Rõ
ràng ung thư đấy không thể chữa, vậy mà đi bán hết cả vườn, vay nợ khắp
nơi, nhà cũng đem đi cắm, tội vạ cái miệng, đằng nào cũng chết thì cứ
để vậy chết, chạy chữa tốn bao nhiêu tiền của ra đấy, rồi cũng có sống
được đâu? khổ vợ khổ con.
Bây giờ thì hay quá rồi, mới qua trăm ngày, mộ còn chưa xanh cỏ đã có người đến tận nhà đòi nợ.
Điều tiếng nhiều, chẳng lọt tai.
Nỗi
đau mất đi người chồng gần ba mươi năm chung chăn chung gối khiến bà
Xoan tưởng như không vực lại được, chẳng qua, nợ nần chồng chất là thật.
Ép người ta dù muốn dù không cũng bắt buộc phải nhìn vào.
--------
Trên ban thờ, thêm một nén nhang vừa cắm còn đỏ khói.
Cô nhân viên ngân hàng ăn mặc chỉn chu, vô cùng ngại ngần ngồi xuống, thực sự không biết mở lời thế nào.
Đòi
nợ, là phải đòi, nhưng cái vị trí tín dụng rầu khổ nhất vẫn là khi bước
chân vào một nơi mà đã biết trước sự khốn cùng của họ.
Bà Xoan theo rót ra một chén nước, đầu tóc vẫn còn xộc xệch:
- Cháu tới thu nợ hả?
Cô nhân viên vén một bên tóc mai:
- Cháu cũng ngại quá, nhưng mà khoản nợ nhà mình đã năm tháng rồi chưa trả gốc lãi gì, cô thu xếp tới đâu rồi?
Tuệ
Tâm là người hiểu chuyện, khi cô nhân viên kia vừa tới cũng đã bước vào
trong phòng chuẩn bị trước, lúc này liền ngồi xuống bên cạnh, đặt lên
một xấp tiền có chẵn có lẻ, cột trong cọng dây thun:
- Em xin lỗi chị quá, đây là tiền lãi và gốc tạm trước ba tháng, chị cầm đỡ. Để thư thư cho nhà em một vài bữa nữa.
Bà Xoan đã nghĩ trong nhà không còn lấy mấy đồng, giương đôi mắt ngạc nhiên lo âu về phía Tuệ Tâm.
Tuệ Tâm chỉ cười buồn không đáp.
Cô
làm gì dám nói, đây là số tiền mà cô đã tự ý cắt bảo hiểm mới đóng chỉ
hơn hai năm ở công ty, cộng với số tiền chính mình " bán máu" mà có.
-------
Người nhã nhặn cảm thông thì nhận lấy tiền, thất vọng rời đi.
Kẻ điêu ngoa thì chửi bới móc mỉa không thiếu một điều gì.
Kẻ vô học thì tìm tới gây gổ, ép buộc.
Một
mảnh sân nhà, tiếng người gào khóc, tiếng giằng co vang lên dữ dội,
làng xóm đã mấy người chạy qua xem, đứng lấp ló đầy cổng.
- Các người bỏ tay ra, bỏ tay ra!
Trí
Đăng kiên quyết giữ lấy đuôi chiếc xe máy, thứ tài sản có giá trị nhất
trong nhà, cũng là phương tiện đi lại duy nhất của Tuệ Tâm.
Một tiếng xô đẩy, sức lực sau những ngày dài chăm cha, đám lễ, đã chẳng còn đáng bao nhiêu.
Người ngã.
Thế
nhưng chiếc xe này là kỷ vật mà bố cậu đã tặng cho Tuệ Tâm ngày đầu
tiên đi làm, tiếng cười tiếng nói hân hoan cái ngày rửa xe, cậu còn chưa
muốn quên đi.
Trí Đăng cố gắng vùng lên, xông tới,
Một ánh dao xoẹt qua, một tiếng thét lớn.
- Trí Đăng!
Vote Điểm :12345