»  
»  
15:01, 21/04/2015

[Truyện Gay Ngắn] Tự Truyện Ca Sĩ Chuyển Giới Lê Duy
✿ Người Đăng: HotBoyHaThanh

1.975 Lượt Xem 62 Bình Chọn Truyện Cùng Người Đăng


✿ Nội dung truyện [Truyện Gay Ngắn] Tự Truyện Ca Sĩ Chuyển Giới Lê Duy

Tự Truyện Ca Sĩ Chuyển Giới Lê Duy (P1): Cung đàn lỗi nhịp



Tự truyện ca sĩ chuyển giới Lê Duy (P1): Cung đàn lỗi nhịp

Lê Duy bước vào đời bằng nghiệp diễn cải lương, rồi dòng đời đẩy đưa chị đến với con đường ca hát. Sau này, khi buộc phải rẽ lối sang nghề trang điểm thì Lê Duy vẫn nặng lòng với tiếng nhạc. Lê Duy tên thật Nguyễn Trường Duy. Quê Tây Ninh, hiện sống tại Hà Nội. Chị bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1994 đến năm 2001 thì tạm dừng. Năm 2000 chị bắt đầu rời TP.HCM ra Hà Nội lập nghiệp với nghề ca hát và sau đó là nghề trang điểm. Tháng 4/2006 chị bắt đầu qua Thái Lan chuyển giới và đến tháng 5 về lại Việt Nam. Chị đã từng trang điểm cho rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong showbiz, trong đó có Hoa hậu Mai Phương Thúy, Ngọc Hân, Á hậu Tú Anh, người đẹp Hồng Quế, ca sỹ Long nhật, Lâm Chí Khanh, Thúy hằng – Thúy Hạnh, Vũ Thu Phương, Hoàng Yến… Chị đồng thời cũng là chuyên gia trang điểm của chương trình truyền hình thực tế "Bước nhảy hoàn vũ” trong nhiều năm qua.




Tự truyện "Cung đàn lỗi nhịp” được Lê Duy ấp ủ từ sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành công từ Thái Lan trở về. Và phải mất khá nhiều thời gian thuyết phục chị mới được nhà báo Hà Tùng Long nhận lời chấp bút. Cuốn tự truyện dự kiến dài khoảng 38 chương và sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2014.

Dưới đây là trích đoạn lời giới thiệu của người chấp bút cuốn Cung đàn lỗi nhịp:

Khi nhận lời chấp bút cho cuốn tự truyện của Lê Duy tôi đã hết sức đắn đo và cân nhắc. Cân nhắc không phải vì sợ cuộc đời chị không đủ nước mắt để tôi viết nên một cuốn tự truyện đúng nghĩa. Càng không phải vì tôi sợ mình không đủ bút lực để vẽ lại cuộc đời chị bằng ngôn từ hay cảm xúc.

Tôi sợ, tôi sẽ miên man trong nỗi buồn của cuộc đời chị không thoát ra được. Tôi vẫn hay vậy, vẫn hay bị ám ảnh bởi nỗi buồn của người khác. Nỗi buồn vốn dĩ đã đáng sợ, nỗi buồn của một người trót mang bi kịch "bê đê”, "bóng lộ”, "chuyển giới” lại càng thảm não hơn. Cái bi kịch khởi nguồn từ sự trớ trêu của tạo hóa. Cái bi kịch được đong đếm và thấu cảm bằng muôn vàn sự xa lánh, kỳ thị và đơn độc trong thế giới loài người. Cái bi kịch được kết lại từ "hằng hà sa số” nỗi buồn đắng chát, cái "thể loại” nỗi buồn khó hiểu đến mức, mỗi khi buồn người ta lại càng phải đến gần với nó hơn bao giờ hết.


Lê Duy sau khi chuyển giới.

Và đúng như tôi dự đoán, tôi đã không ít lần rơi nước mắt khi nghe những dòng tâm sự về quãng đời mà Lê Duy "chiếu” lại như một thước phim chiếu chậm. "Chiếu” lại bằng tâm thế của một người đàn ông may mắn được công nghệ y học hiện đại "hô biến” thành "đàn bà” như bản năng và định mệnh. "Chiếu” lại bằng nỗi niềm và xúc cảm của một người "đàn bà” đang dần quen với cuộc sống "đàn bà”. Mỗi một lời kể của Lê Duy về cuộc đời như đưa tôi chìm trong cơn "co thắt” của tâm can rồi lại "giãn nở” trong nụ cười vui sướng. Đó cũng là lý do khiến tôi say sưa viết hết chương này đến chương khác của tự truyện mà không muốn dừng lại bởi dừng lại tôi sợ cảm xúc sẽ "bốc hơi” đi ít nhiều.

Tôi mừng vì cuốn tự truyện của Lê Duy cuối cùng cũng dừng ở điểm "sáng” nhất của cuộc đời. Và chúng tôi cũng đã mang được một mảng, một góc, một mẩu… bé nhỏ trong thế giới nhiều nước mắt thiếu nụ cười ra cho mọi người cùng thấu cảm. Qua từng con chữ, chúng tôi cũng gửi gắm đầy hy vọng những người như Lê Duy khi đọc cuốn tự truyện sẽ không lặng lẽ, lầm lũi và tự ti khi đi trong thế giới loài người.



Nhà báo Hà Tùng Long - người chấp bút cho cuốn tự truyện của Lê Duy.

Có một kỷ niệm rất đáng nhớ khi gần hoàn thành cuốn tự truyện này đó là để nghĩ ra được tên cho tự truyện cả tôi và Lê Duy đều phải thức trắng 2 đêm liền. Cứ mỗi lần 2 chị em nghĩ ra được một tên nào đó là lại nhắn tin cho nhau qua điện thoại. Lúc đầu, Lê Duy định lấy tên "Hai giới tính, một cuộc đời” là tên album nhạc vàng mới phát hành gần đây nhất của chị để đặt cho cuốn tự truyện của mình. Đây đồng thời là tên một ca khúc do em trai út của Lê Duy viết về chính cuộc đời của chị để tặng cho chị trong ngày chị trở lại với sân khấu ca nhạc sau 10 năm vắng bóng. Tuy nhiên, tôi thấy cái tên đó vẫn chưa toát lên được cuộc đời và số phận của chị vì thế đã quyết định lấy tên "Cung đàn lỗi nhịp”.

Lê Duy bước vào đời bằng nghiệp diễn cải lương, rồi dòng đời nổi trôi lại đẩy đưa chị đến với con đường ca hát. Và cho đến sau này, khi buộc phải rẽ lối sang nghề trang điểm thì Lê Duy vẫn nặng lòng với cung đàn, tiếng nhạc. Nếu soi kỹ, cuộc đời Lê Duy cũng tựa hồ như một "cung đàn” trên cây đàn ấy. Chỉ có điều, "cung đàn" ấy, ngay từ nốt đầu tiên đã bị "lỗi nhịp”. Chính vì lỗi nhịp nên đã phải ngân lên những âm thanh đầy khổ đau, cay đắng và trái ngang. Tuy nhiên, cuối cùng, "cung đàn” cũng đã tìm thấy đúng nhịp của mình và đã cất lên được những giai điệu hạnh phúc.

Chưa hả dạ, ông còn cởi hết quần áo và dùng dây trói tôi vào gốc cây mận sau nhà để lũ kiến vàng đốt tôi. Những người hàng xóm xung quanh thấy tôi bị ba tôi phạt quá nặng, rất thương tình, muốn qua "giải cứu” nhưng vì sợ ba tôi phạt tôi nặng hơn nên họ chỉ dám đứng ngoài hàng rào nhìn vào với ánh mắt đầy thương cảm. Mãi cho đến khi bà ngoại tôi có việc vô tình đi qua nhà, nhìn thấy tôi bị kiến đốt xưng vù khắp toàn thân nên bà tôi phải làm căng thì ba mới chịu cởi trói cho tôi. Trận đòn đó là một nỗi ám ảnh khủng khiếp khiến tôi nhớ mãi cho đến tận bây giờ. Ngoài ra, thời gian sống với ba tôi, tôi còn bị rất nhiều trận đòn khác nhưng vì đã quá lâu nên tôi không thể nhớ hết.  Cách trận đòn đó khoảng 2 ngày sau, một buổi chiều tôi đang đứng trước cổng nhà thì được dì Ba cạnh nhà ngoắt tôi qua.



Nỗi ám ảnh đầu đời

Nếu ai đói hỏi tôi: "Tuổi thơ của bạn như thế nào?”. Tôi sẽ trả lời luôn mà không cần suy nghĩ: "Tuổi thơ của tôi là chuỗi dài những nỗi ám ảnh”. Nỗi ám ảnh có thể đậm, có thể nhạt… nhưng nó đã theo tôi trong suốt quãng đời tôi đã đi qua. Và đến nay, mỗi khi nhắc lại, tôi vẫn nguyên vẹn cảm xúc lẫn hình ảnh xưa cũ.

Tôi còn nhớ, nỗi ám ảnh đầu tiên giáng xuống khi tôi còn là một cậu bé 5 tuổi. Đó cũng là lý do tôi bắt đầu kể về cuộc đời mình từ con số "5”.

Năm 1974, tôi tròn 5 tuổi. Tôi sống cùng gia đình có ba má và hai đứa em trai (một sinh năm 1972, một sinh năm 1973). Gia đình tôi ngụ trong một căn nhà tập thể được thuê lại ở khu cư xá Phế Binh, TX. Tây Ninh (đây là cư xá giành cho những lính phế binh của chế độ cũ). Một buổi sáng, khi tôi vừa thức giấc, đang đứng trước cửa nhà ngó nghiêng tìm mẹ thì bỗng tiếng súng vang lên liên hồi. Tiếng súng mỗi lúc một dồn dập, vang chóe bên tai. Mùi khói súng cũng quyện đặc quánh cả vùng không gian ấy.

Quá đỗi sợ hãi, tôi chui tọt xuống gầm giường để nấp. Nhưng do gầm giường quá thấp nên tôi chỉ có thể đút được mỗi cái đầu còn phần thân thì mắc kẹt ở ngoài. Tôi khóc toáng lên trong nỗi sợ hãi khôn cùng. May sao lúc đó mẹ tôi "hiện ra” và "giải cứu” cho tôi khỏi sự sợ hãi ấy. Mẹ ôm chầm lấy tôi xoa đầu, vỗ về, còn tôi thì ôm chặt lấy mẹ khóc nức nở. Nỗi sợ hãi đó đã trở thành một nỗi ám ảnh tuổi thơ. Nó cứ ẩn hiện trong tâm trí tôi lúc rõ, lúc mờ… và khiến một thằng con trai như tôi trở nên nhạy cảm hơn những bạn cùng trang lứa.

Một thời gian ngắn sau, cả khu cư xá Phế Binh, nơi mà gia đình tôi đang sống đồng loạt sơ tán sang một nơi khác. Sau này tôi mới biết, sở dĩ lúc đó cả khu cư xá phải sơ tán là vì chạy giặc. Tôi không nhớ rõ lúc đó các gia đình khác di chuyển sang chỗ mới bằng phương tiện gì. Riêng gia đình tôi, ba tôi chất những đồ dùng ít ỏi của gia đình lên một chiếc xe kéo. Hai đứa em của tôi cũng được ba cho lên ngồi ở đầu chiếc xe, còn má dắt tôi đi bộ bên cạnh chiếc xe kéo của ba. Nơi chúng tôi đến là Lộ Chánh Môn, một con đường rất rộng lớn ngay trước mặt tòa thánh Tây Ninh.

Đối với một cậu bé 5 tuổi như tôi, chưa bao giờ có quãng đường nào xa như quãng đường từ nhà cũ đến Lộ Chánh Môn. Lúc về đến Lộ Chánh Môn, gia đình tôi được một người họ hàng của ba tôi cho mượn một khoảnh đất nho nhỏ trong khuôn viên gia đình họ để dựng lều ở tạm.

Ba má tôi đã mất gần một tuần để dựng nên một ngôi nhà nhỏ lợp bằng lá dừa, đắp nền đất, với sự giúp sức của một số người họ hàng của ba mà tôi không nhớ rõ. Sau khi làm xong nhà, má tôi có bảo với ba tôi đào một cái hầm bên cạnh gian bếp để mỗi lần có tiếng đạn là tôi có thể chui xuống đó ẩn nấp. Gia đình tôi sống ở Lộ Chánh Môn được một thời gian thì đất nước giải phóng.

Biến cố ...

Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu, cứ mỗi lần nhắc đến đứa em đó lòng tôi lại quặn lên một nỗi đau và không kìm được nước mắt. Tôi nhớ rất rõ, lúc mẹ sinh em ra, tôi cứ nằng nặc đòi bế em trên tay dù lúc đó tôi mới 6 tuổi. Và khi nhìn vào khuôn mặt của em, tôi có một cảm giác cực kỳ gần gũi, thân thương… không thể cắt nghĩa nổi. Đó không chỉ đơn thuần là tình máu mủ, ruột rà, thân thích… mà cứ như chúng tôi thân thiết với nhau từ kiếp trước. Cứ mỗi lần trước khi đi ngủ, tôi toàn đòi má cho tôi được thơm em hoặc nằm cạnh em.

Rồi một buổi sáng, khi vừa thức giấc, tôi đã thấy má ôm chặt em trong lòng và khóc nức nở. Tôi chạy vội đến bên má thì má xua tôi tránh xa, không cho tôi lại gần. Phải khi ba tôi cùng một vài người họ hàng mang một tấm vải màu xám quấn quanh người em tôi mới biết em đã qua đời. Tôi đã khóc rất nhiều khi người ta đưa em tôi ra khỏi nhà. Sự ra đi của em cũng làm cuộc sống trong gia đình tôi lặng lẽ hơn.

Đến một ngày nọ, tôi thấy ba má dậy và đi ra khỏi nhà từ rất sớm. Ba anh em tôi không hiểu ba và má đi đâu nên cứ đứng ở cổng chờ trông. Khi trời đã đổ dần bóng đêm, nhà nhà đã lên đèn… chúng tôi vẫn chưa thấy ba má về. Lúc đó, trong lòng tôi bỗng nhiên cồn cào như có lửa đốt. Tôi cứ đi ra đi vào, đứng ngồi không yên. Mãi đến lúc đã qua cơn đầu hôm, tôi mới thấy ba tôi đi về một mình. Tôi vội vàng chạy lại gần ba hỏi: "Má con đâu ba?”. Ba tôi mệt mỏi trả lời: "Má mày bị bắt rồi”. Ba vẫn luôn gọi tôi là "mày”, tiếng "con” phát ra từ miệng ba tôi tựa như một thứ hàng hiệu xa xỉ.

 Vì lúc đó tôi còn quá nhỏ nên khi nghe ba nói má tôi bị bắt thì chỉ nghĩ bị ai đó giữ lại không cho về chứ không nghĩ má tôi bị giam vào tù vì tội bán vàng và kim cương trái phép. Sau này, khi lớn lên, má có kể lại cho tôi nghe rằng, ở thời điểm đó, nhà nước có lệnh cấm buôn bán vàng, kim cương, đá quý… Dù nắm được quy định đó nhưng má tôi vẫn đánh liều nhận đi bán hộ cho người ta để lấy tiền hoa hồng. Tuy nhiên, không may cho má tôi, khi đang đi bán hộ một nhà giàu có trong vùng một số tài sản quý giá thì má tôi bị bắt. Lúc má bị bắt giam, tôi vừa tròn 8 tuổi.

Thời điểm má tôi bị bắt giam, tôi phải trải qua khá nhiều biến động. Tôi phải đối diện với sự ghẻ lạnh của ba. Và đặc biệt, những ngày tháng đó, tôi mới phát hiện ra người ba mà mình đang sống cùng không phải là ba ruột mà chỉ là ba dượng. Sở dĩ tôi biết người đàn ông đang ở với mình không phải là ba ruột vì có một lần tôi bị ông ấy đánh đòn. Ông đánh tôi rất nhiều và rất đau. Lỗi mà tôi bị đánh là do ăn vụng đồ ăn trong bếp.

Tôi còn nhớ, ngày hôm đó ba tôi đi bẫy về được một con kỳ nhông. Ba làm thịt và kho lên để cả nhà dùng trong mấy ngày. Tuy nhiên, do ít khi được ăn thịt, lại là lần đầu tiên được ăn thịt của một con vật rất lạ nên anh em chúng tôi thấy rất ngon miệng. Chờ lúc ba đi vắng, tôi và hai đứa em thi thoảng lại chạy vào bếp bốc vụng một miếng bỏ vào mồm cho đỡ thèm. Đến lúc ba tôi về, khi vào bếp, mở nắp vung ra và nhìn thấy nồi thịt chỉ còn vài miếng liền nổi trận lôi đình. Ba gọi anh em chúng tôi ra tra khảo và tất nhiên, lúc đó tôi là anh cả, tôi phải khai nhận để tránh đòn cho các em. Tôi bị ba dùng roi đánh rất nhiều vào mông và tay chân.

Chưa hả dạ, ông còn cởi hết quần áo và dùng dây trói tôi vào gốc cây mận sau nhà để lũ kiến vàng đốt tôi. Những người hàng xóm xung quanh thấy tôi bị ba tôi phạt quá nặng, rất thương tình, muốn qua "giải cứu” nhưng vì sợ ba tôi phạt tôi nặng hơn nên họ chỉ dám đứng ngoài hàng rào nhìn vào với ánh mắt đầy thương cảm. Mãi cho đến khi bà ngoại tôi có việc vô tình đi qua nhà, nhìn thấy tôi bị kiến đốt xưng vù khắp toàn thân nên bà tôi phải làm căng thì ba mới chịu cởi trói cho tôi. Trận đòn đó là một nỗi ám ảnh khủng khiếp khiến tôi nhớ mãi cho đến tận bây giờ. Ngoài ra, thời gian sống với ba tôi, tôi còn bị rất nhiều trận đòn khác nhưng vì đã quá lâu nên tôi không thể nhớ hết.

Cách trận đòn đó khoảng 2 ngày sau, một buổi chiều tôi đang đứng trước cổng nhà thì được dì Ba cạnh nhà ngoắt tôi qua. Khi qua, dì Ba ôm tôi vào lòng, sờ lại những nốt xưng tấy mà tôi bị ba đánh và kiến đốt rồi xoa dầu cho tôi. Bà đưa cho tôi một cái bánh để ăn rồi dặn: "Từ rày về sau, con đừng nghịch nữa, con phải nghe lời ba con không ông ấy sẽ đánh con chết. Vì ông ấy không phải là ba ruột của con đâu!”.

Thực sự, với sự non nớt của một đứa trẻ lên 8 hồi đó, tôi vẫn chưa phân biệt được một cách rõ rệt, ba ruột là như thế nào và ba dượng là người có quan hệ với mình ra sao. Chỉ biết rằng, khi nghe dì Ba nói xong, trong tôi dâng lên một nỗi buồn khó tả. Nỗi buồn đó không thể gọi thành tên nhưng đó là nỗi buồn không có nước mắt. Nó chỉ có một nỗi lo sợ mơ hồ trong thẳm sâu tâm thức của một đứa trẻ. Mãi đến khi dì Ba phân tích rõ hơn tôi mới biết người mà tôi gọi là ba bấy lâu chỉ là ba của hai đứa em còn ba tôi là một người đàn ông khác.

 Ngay từ phút giây đó, tôi cảm nhận thấy cuộc đời tôi có một cái gì đó đầy sự trắc trở và khó hiểu. Trong đầu tôi hiện lên bao câu hỏi và tôi muốn được ai đó giải đáp hết cho mình nhưng tôi không biết hỏi ai. Tuy nhiên, cũng từ đó, tôi đã hiểu vì sao ba chỉ chiều chuộng hai em mà không hề quan tâm đến tôi, thậm chí chỉ cần tôi sai một điều gì đó là ông ấy sẵn sàng đánh tôi không hề thương tiếc. Càng nghĩ đến cảnh tôi bị ba dượng ghẻ lạnh tôi lại càng muốn mẹ tôi có mặt ở nhà lúc đó. Bởi chỉ có bà mới trả lời giúp tôi câu hỏi: "Ba ruột con đang ở đâu?”.
 
 
 Thời điểm đó cũng là năm tôi được bước vào lớp 1. Đáng lẽ tôi được đi học lớp 1 vào năm 7 tuổi nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mẹ bị đi tù, ba thì suốt ngày vắng nhà chẳng màng gì đến anh em tôi nên nên tôi chẳng được ai cho đến trường như chúng bạn. Ba dượng tôi đi nhiều đến nỗi anh em tôi bị bỏ đói thành quen. Có lần, đứa em thứ 2 của tôi bị đói quá nên lả đi. Hàng xóm chạy qua tưởng em tôi bị trúng gió nhưng khi lấy cho em tôi một chén cơm, ăn xong được một lúc nó tỉnh lại liền. Tôi rất muốn được đi học như bọn bạn trong xóm nhưng không biết làm cách nào để nói điều đó ra với ba tôi. Thực sự, kể từ khi biết ông là ba dượng, tôi với ông như có một khoảng cách không thể xóa lấp. Tôi sống dè dặt và cảnh giác với ông nhiều hơn. Thế rồi, một ngày nọ, bỗng dưng dì Út (em ruột má tôi) mang qua cho tôi một cái cặp xách, bên trong có một số tập vở và mấy cây viết chì.



3 tháng sau má tôi được thả tự do. Lúc nhìn thấy bóng má từ xa, tôi đã chạy thật nhanh và hét lên thật to để các em trong nhà biết. Tôi ôm chầm lấy má khóc nức nở. Má cũng ôm chầm lấy tôi và 2 em… rồi khóc như không thể dừng lại được. Sau này, chính má kể lại cho 3 ba anh em tôi nghe những cảm nhận của má khi nhìn thấy con mình sau mấy tháng trời xa cách. Má bảo, lúc nhìn thấy 3 anh em tôi, má không nhận ra con mình nữa. Vì cả 3 đứa, đứa nào cũng gầy guộc, xanh xao, đầu tóc rối mù, quần áo bẩn thỉu, người đầy ghẻ lở… Về hôm trước, hôm sau má tôi nhờ người cắt phăng mái tóc rất dài mượt của mình rồi cạo trọc đầu. Thời đó, ở vùng tôi, nhiều người vẫn làm như thế mỗi khi gặp chuyện xui xẻo, không may mắn. Họ xem đó như một cách xả sự đen đủi đang đeo bám mình.

Thời gian đó, tôi cũng cảm nhận thấy, kể từ lúc má tôi đi tù về, gia đình tôi không được hạnh phúc như trước nữa. Giữa ba và má tôi đã xuất hiện một sự rạn nứt vô hình nào đó mà tôi không thể cắt nghĩa được. Không lâu sau ba tôi đi xa. Hồi đó, ở quê tôi có phong trào góp sức xây dựng các công trình thủy lợi, mỗi một nhà phải có một người nam tham gia phong trào chung ấy

 Để mưu sinh, má tôi bắt đầu học may vá và tự mở một tiệm may ở nhà. Đó cũng chính là thời điểm tôi phát hiện ra mình rất thích những màu sắc rực rỡ và sự mềm mại của vải vóc. Vì quá thích nên mỗi lần má tôi đi vắng, tôi lại lấy những tấm vải khách hàng mang đến may khoác lên người rồi đứng trước gương soi hàng tiếng đồng hồ không chán mắt. Mỗi lần như thế, tôi cảm giác như mình đang lạc vào một thế giới khác, thế giới đó chỉ có mình tôi với sự thích thú được thỏa mãn, không bị ai cấm đoán.

Càng ngày, tôi càng "ghiền” những khoảnh khắc riêng tư rất khác lạ ấy. Thậm chí, tôi lượm những mảnh vải vụn má thải ra để bắt chước má khâu thành những bộ quần áo búp bê xinh xắn. Mà thật lạ là những bộ quần áo đó tôi tự may nhưng lại rất khéo và hầu như bộ nào cũng vừa khít với búp bê. Có lần nhìn thấy những bộ quần áo búp bê của tôi, má tỏ ra rất ngạc nhiên. Má hỏi tôi "Ai may cho con những bộ quần áo này”. Tôi bảo với má "Con nhìn thấy má cắt may nên con bắt chước”. Má tôi xoa đầu tôi cười thật tươi và nói "Vậy là sau này con có thể kế nghiệp của má được rồi”.

Rồi một ngày nọ, quê tôi được đón đoàn cải lương Tây Ninh về diễn. Do thời đó, ở quê tôi chưa có khách sạn hay nhà nghỉ nên các nghệ sỹ của đoàn cải lương về toàn phải ở nhờ nhà dân. Nhà tôi cũng có 2 nghệ sĩ (1 nam và 1 nữ) đến xin ở nhờ. 2 nghệ sĩ này là 2 diễn viên chính của đoàn. Cũng nhờ thế mà má con tôi được tặng vé để vào xem cải lương miễn phí.

Phải nói rằng, ngay từ phút giây đầu tiên được tiếp xúc với sân khấu cải lương tôi như bị mê hoặc trong sự lung linh của sân khấu, của tiếng nhạc và của những bộ phục trang lấp lánh. Tôi còn nhớ, hôm đó tôi được xem vở cải lương "Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga”. Người nghệ sĩ đóng vai Lục Vân Tiên cũng chính là người đang ở nhờ trong nhà tôi. Sau khi xem xong vở này, tôi cứ thơ thẩn như người mất hồn. Trong đầu tôi lúc nào cũng ám ảnh một ý nghĩ duy nhất: "Nhất định mình sẽ trở thành một diễn viên cải lương”. Cũng từ đó, tôi ăn ngủ với những vai diễn mà tôi đã được xem và những điệu cải lương mà tôi được nghe. Đi đâu, làm gì, với ai… tôi cũng có thể hát một cách say sưa những câu cải lương mà tôi đã học được sau khi xem xong các vở diễn. Cải lương vì thế trở thành liều thuốc tinh thần hết sức nhiệm mầu mỗi khi tôi buồn, tôi cô đơn.

Sau này, trong xóm tôi có nhà tậu được một chiếc ti vi đen trắng. Thời đó, phải nhà nào có điều kiện lắm mới có thể mua nổi được một chiếc ti vi. Vì thế, tivi như trở thành một vật gì đó rất quý hiếm và cao sang trong suy nghĩ của những người dân nghèo ở xóm tôi. Cứ hễ đến tối thứ 7, nhà đó lại mở chương trình cải lương ra cho mọi người trong xóm cùng xem. Từ đó, tôi được xem nhiều hơn những vở cải lương. Có ba vở diễn đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khiến tôi như bị "ám ảnh” đó là: "Tiếng trống Mê Linh” do nghệ sĩ Thanh Nga - Thanh Sang thủ vai chính; vở "Nhị kiều tướng quân” do nghệ sĩ Diệu Hiền đóng vai chính và vở "Thái hậu Dương Vân Nga” do nghệ sĩ Bạch Tuyết đóng chính. Vì mê mẩn cải lương nên tuần nào tôi cũng mong sớm đến thứ 7 để được xem.

 Phải kể thêm rằng, từ ngày má tôi mở tiệm may thì cuộc sống gia đình tôi cũng đỡ vất vả hơn. Ba tôi sau khi hoàn thành nghĩa vụ công dân trở về, do không có công ăn việc làm nên má tôi phải chạy vạy khắp nơi để mở một sạp bán gạo ở chợ gần nhà. Kể từ khi có sạp gạo, ba dượng tôi đã thay đổi rất nhiều. Đặc biệt, ba dượng tôi lén lút quan hệ tình cảm với một bà cũng là chủ sạp gạo trong chợ. Khi có quan hệ với người đàn bà này, ba dượng tôi trở thành một người đàn ông vũ phu, lạnh lùng và tàn nhẫn. Ông thường xuyên đánh má mỗi khi có điều gì đó không vừa ý. Cứ vài hôm ba lại đánh má tôi một lần. Đánh xong, ba tôi lại qua nhà nhân tình ở lại, không đoái hoài gì đến má con tôi.

Tôi còn nhớ, cứ mỗi lần ba đánh, má tôi khóc rất nhiều. Nhiều lần, vì không thể ngăn được ba đánh má nên tôi chạy bộ 2 cây số lên trạm công an nhờ chú công an xuống can thiệp. Khổ nỗi, vì quãng đường khá xa nên khi chú công an xuống đến nhà thì ba tôi đã bỏ đi và má tôi thì đang ngồi khóc với rất nhiều vết bầm tím. Nhưng từ đó, trong tôi dấy lên một sự căm phẫn ba dượng tôi tột độ. Tôi ước, giá như tôi gặp được ba đẻ thì tôi sẽ mách với ông chuyện ba dượng đánh má để ông đánh cho ba dượng một trận.

Tôi nhớ, sau một thời gian sống chung với nhân tình, ba tôi quay trở về ngủ lại nhà tôi một đêm. Giữa đêm khuya, khi cả nhà đang say giấc thì có tiếng đập cửa ầm ầm. Tiếng đập cửa và tiếng la hét lớn đến nỗi cả nhà tôi phải thức giấc. Má tôi vừa mở cửa thì có một người đàn bà cầm dao xông vào nhà đuổi ba tôi chạy. Tôi, với bản năng của một đứa trẻ, nhìn thấy người đàn bà kia cầm cây dao, tôi cũng chạy vào bếp cầm một cây dao ra để bảo vệ má tôi. Sau một hồi chơi trò "đuổi bắt” trong nhà tôi, ba dượng tôi cuối cùng cũng ngoan ngoãn theo nhân tình đi về nhà của bà ta. Trước khi ra về, bà nhân tình kia không quên mắng nhiếc, chửi bới má tôi thậm tệ.

  Má tôi lúc đó vì muốn bảo toàn cho các con nên đã cắn răng hứng chịu tất cả sự nhục nhã và đau đớn. Hai người kia đi rồi, má lặng lẽ đưa chúng tôi lên giường rồi ôm chúng tôi vào lòng. Má không dám khóc thành tiếng mà nấc ngẹn từng cơn đầy đớn đau. Tôi biết, má đang trong cơn tột cùng của nỗi đau bị phản bội nhưng tôi không dám lên tiếng. Tôi "ôm” tiếng khóc của má chìm dần vào giấc ngủ. Tuy nhiên, thi thoảng tôi lại giật mình hoảng loạn, phát ra những tiếng ú ớ trong vô thức khi hình ảnh người đàn bà hung dữ cầm cây dao sắc nhọn đuổi ba dượng tôi chạy lòng vòng trong nhà lại hiện về.
 
  Sau sự kiện nhớ đời hôm ấy, một thời gian ngắn sau, ba dượng tôi lại trở về. Lần này ông bắt gia đình tôi phải nhanh chóng thu dọn đồ đạc để chuyển đi nơi khác. Dù không nói ra nhưng tôi lờ mờ đoán được ba tôi muốn trốn thoát khỏi "vòng kim cô” của ả nhân tình kia. Có điều, tôi không hiểu vì sao lúc đó má tôi lại dễ dàng thỏa hiệp với ba dượng của tôi như thế. Bởi trước đó má rất giận và hận ba. 5 người chúng tôi di chuyển về quê của ba dượng tôi ở huyện Long Toàn, Trà Vinh sinh sống. Ký ức vẫn còn rất rõ. Khi đi xe đò xuống đến Trà Vinh, chúng tôi phải đi bộ khoảng 6 cây số mới vào được đến quê ba. Chặng đường đó không chỉ khó nhọc mà cực kỳ vất vả vì chúng tôi còn phải bê vác rất nhiều đồ đạc. Ca sĩ - chuyên gia trang điểm Lê Duy.



Về chỗ mới, ba dượng tôi lại lợp tạm một mái nhà lá trên mảnh đất mà bố mẹ của ông ấy đã chia phần cho từ trước. Má tôi tiếp tục mưu sinh với nghề may vá, còn ba dượng vì chưa có nghề nghiệp nên thường men theo các kênh rạch để thả lưới, giăng câu… Vì ông rất giỏi món này nên mỗi lần thả lưới thường kiếm được rất nhiều cá. Cá ăn không hết lại mang ra chợ bán hoặc đổi cho hàng xóm lấy các vật phẩm khác. Có thể nói, đó là thời điểm gia đình tôi sống khó khăn và thiếu thốn nhưng lại êm đềm nhất.

Có một lần, ba dượng cho tôi theo ông đi thả lưới. Chúng tôi đi cách nhà khá xa và phải qua một con rạch nhỏ. Lúc đi, rạch đang thì nước ròng (nước xuống) nên tôi đi qua dễ dàng vì nước chỉ đến ngang cạp quần nhưng lúc về nước lên ngập quá đầu. Với sức vóc và chiều cao của một cậu bé lên 10 như tôi, tôi không thể tự bơi qua được. Tôi hoang mang và lo lắng vô cùng.

Tôi cứ phân vân không biết ba dượng có cõng mình qua sông không hay sẽ để mình ở lại bên này. Nếu vậy chắc chắn sẽ chết đói ở đây vì đói và sợ. Tuy nhiên, nỗi lo sợ của tôi cuối cùng cũng được giải tỏa khi ba dượng lại bên và nhẹ nhàng nói: "Con lên lưng ba cõng”. Chỉ đúng 5 từ đó thôi nhưng ông đã làm một đứa bé nhạy cảm như tôi xúc động đến ngẹn ngào.

Tôi nhớ không nhầm thì đây lần đầu tiên trong cuộc đời tôi cảm nhận được tình phụ tử, dù cái tình đó diễn ra rất ngắn ngủi. Trong tôi lúc đó dấy lên một sự yêu thương ba dượng đến độ khó đong đếm. Tôi nhảy lên lưng ông và ông nhẹ nhàng cõng tôi bơi qua rạch. Cũng vì quá miên man với sự trìu mến của ba dượng mà tôi quên mất là mình đang cầm cái rọ chứa rất nhiều cá tôm bắt được.

Khi lên đến bờ bên kia, kiểm tra lại rọ thì toàn bộ cá tôm đã bị rơi hết xuống rạch, chỉ còn lại duy nhất một con. Ba dượng không hiểu sao lúc đó không hề đánh mắng tôi mà còn vỗ về tôi nhanh chân về nhà vì trời đã tối. Trên quãng đường về nhà, tôi cứ ao ước giây phút này kéo dài mãi mãi. Tôi muốn ba dượng cứ yêu thương tôi thật lâu để tôi không còn khoảng cách với ông nữa.

Cuộc sống gia đình tôi đang êm đềm và hạnh phúc thì bỗng một ngày kia bà nhân tình của ba dượng tôi xuất hiện. Hôm đó đúng vào buổi trưa, tôi đang ngồi trên cành cây mận phía trước nhà nhìn ra xa thì bỗng phát hiện có bóng một người đàn bà đi về hướng nhà mình. Tôi đứng dậy nhìn kỹ hơn thì nhận ra đó là ả nhân tình của ba dượng.

Theo quán tính, tôi hốt hoảng nói với má: "Má ơi, hình như bả xuống”. Má tôi bảo: "Bả làm sao mà tìm được chỗ này”. Được một lúc sau, khi nhìn ra ngoài thì không thấy bóng dáng người đàn bà kia nữa. Ngày hôm ấy, ba dượng tôi "mất tích” đến chiều tối không thấy về. Đến khuya, ba dượng tôi trở về và nói với má tôi rằng: "Sáng mai, bà và con bà rời khỏi đây đi. Bà để lại 2 đứa con tôi nuôi”. Khi nghe ba dượng nói câu nói đó, tôi cứ tự hỏi: "Không hiểu sao, sau ngần đấy thời gian gắn bó với mẹ, ba dượng lại có thể lạnh lùng, tàn nhẫn và bạc bẽo đến thế?”.

Sáng hôm sau, má tôi gọi tôi dậy từ rất sớm để lên đường trở về Tây Ninh. Nghe má nói trở về Tây Ninh tôi cảm thấy vui sướng vô cùng. Tôi vui vì tôi sẽ lại có cơ hội được xem cải lương trên tivi. Tất nhiên, má tôi thì chẳng vui chút nào, bà vừa gấp quần áo vào túi xách vừa khóc rất nhiều.

Trước khi rời khỏi nhà hai đứa em tôi vẫn đang ngon giấc. Má rón rén đến bên hai đứa em, hôn lên trán chúng rồi vụt chạy ra phía trước nhà khóc trong tột cùng tức tưởi. Tôi và má đi bên cạnh nhau trên quãng đường dài 6km mà không nói với nhau tiếng nào vì mỗi người mải miên man với những suy nghĩ riêng.


Phát hiện má tôi có bạn trai mới, bà ngoại tôi đã rất tức tối. Bà cho rằng, ba tôi là loại đàn ông không ra gì mới theo nghề "xướng ca vô loài”. Đã theo nghề "sướng ca vô loài” lại không nổi tiếng thì nghèo rớt mồng tơi. Đã có lúc tôi định cất tiếng hỏi má: "Ba ruột con giờ ở đâu? Tại sao ba không về sống với mẹ con mình?” nhưng vì thấy má buồn nên tôi lại không dám hỏi. Cho đến khi đã yên vị trên xe đò, tâm trạng má tôi mới đỡ hơn được một chút. Nhiều lần, tôi thấy má nhìn mình với ánh mắt rất lạ. Dường như má muốn chia sẻ với tôi điều gì đó nhưng đang phân vân hoặc ngại ngùng chưa thốt ra. Cũng có thể má sợ tôi còn quá nhỏ, chưa hiểu hết những điều má nói.



Trong lúc đó, tôi chợt nhớ đến điều mình muốn hỏi má từ lâu nên hồn nhiên buột miệng: "Má nói cho con biết, ba ruột con là ai?”. Nghe tôi nói, má tôi rất đỗi ngạc nhiên. Mắt má mở to hết cỡ, nhìn thẳng vào mặt tôi và hỏi lại "Tại sao con biết chuyện này?”. Tôi thật thà kể lại cho má nghe ngọn ngành mọi việc vì sao tôi lại biết ba dượng không phải là ba ruột của tôi. Nghe câu chuyện tôi kể, má tôi ôm lấy tôi rồi òa khóc. Trên xe lúc đó, bao ánh mắt đổ dồn về phía má con tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Phải mất một lúc lâu má mới lấy lại được bình tĩnh và bà bắt đầu kể cho tôi nghe những đoạn trường trong cuộc đời của bà. Ca sỹ chuyển giới Lê Duy.

Má kể, năm 16 tuổi, má là một nữ sinh xinh xắn và hát hay có tiếng trong trường cấp 3 của thị xã Tây Ninh. Quanh má lúc nào cũng có bạn trai theo đuổi nhưng má chưa hề biết yêu là gì. Gia đình cúa má hồi đó là một gia đình giàu có và quyền quý có tiếng của đất Tây Ninh. Má tôi cũng được xem như một tiểu thư khuê các. Bà ngoại tôi là người buôn bán rất giỏi nhưng cũng là người rất nghiêm khắc và quyết đoán. Bà có rất nhiều mối quan hệ với các thương gia ở các tỉnh thành. Thế rồi đang yên đang lành thì đùng một phát, bà ngoại bắt má nghỉ học để lấy chồng. Nghe đến chuyện lấy chồng má tôi nhất định không chịu. Bà ngoại đã mắng chửi má tôi rất nhiều. Bà thậm chí còn đánh và dọa sẽ đuổi má tôi ra khỏi nhà nếu không nghe theo lời của bà. Cho đến mãi sau này, má vẫn không hiểu vì sao mẹ mình lại bắt mình lấy chồng vội vàng như vậy, trong khi má chỉ mới 16 tuổi và đang là một cô nữ sinh trong trắng, hồn nhiên.

Tuy nhiên, vì lúc đó má đang còn ít tuổi, lại đang sống phụ thuộc vào gia đình nên nghe những lời đe dọa của bà ngoại má tôi rất sợ. Trong cơn bế tắc, má tôi chạy về nhà bà nội của má cầu cứu và xin được ở lại để không phải lấy chồng nhưng bà nội của má cũng chỉ cho má ở nhờ được mấy ngày rồi lại đuổi má về lại nhà vì sợ bà ngoại tôi làm to chuyện. Má tôi trở về nhà trong một "trận mưa” nước mắt. Biết không thể cưỡng lại được ý của bà ngoại nên má đành gạt nước mắt làm theo sự sếp đặt của bà.

Do má tôi lúc đó mới 16 tuổi, chưa đủ tuổi kết hôn nên bà ngoại đã tìm cách chạy chọt để người ta tăng tuổi má lên và lấy một cái tên khác để làm giấy đăng kí kết hôn. Người đàn ông mà bà ngoại ép má lấy làm chồng tên là L., lớn hơn má mười mấy tuổi. Ông ta là một đại úy sĩ quan của chế độ cũ. Khi về làm dâu xứ lạ, thời gian đầu ông chồng còn tỏ ra quan tâm và chiều chuộng nhưng chỉ một thời gian ngắn sau ông ta lộ rõ là một con bạc khát máu. Tối ngày ông nướng mình cho các trò chơi đỏ đen, sát phạt. Ông ta máu me đến mức, bán hết toàn bộ đồ đạc trong nhà để có tiền đánh bạc. Khi không còn thứ gì để bán, ông lại ép má tôi đưa toàn bộ quần áo, vòng nhẫn mà bà ngoại đã sắm cho má tôi làm của hồi môn trước khi về nhà chồng để ông ấy đi bán lấy tiền nướng vào sòng bạc. Mặc dù rất đau đớn và tủi nhục khi đã lỡ làm vợ người đàn ông ấy nhưng má tôi vẫn cắn răng chịu đựng không dám than vãn với bà ngoại tôi.

Được một năm sau thì má tôi có bầu và sinh ra được một người con trai. Sinh con ra, má tôi không có sữa, chồng cũng chả ngó ngàng. Toàn bộ tiền lương má tôi làm được (hồi đó, má tôi làm nhân viên bán vé ở rạp chiếu phim) bị ông chồng tịch thu hết nên không có tiền để mua sữa ngoài cho con. Có những lúc má tôi nhận được lương vội dấu một ít dưới lu gạo để phòng mua sữa cho con, ấy thế mà ông ấy vẫn tìm ra và lấy sạch. Thậm chí, một vài đồ nữ trang nho nhỏ, má rất thích nên đã cố giữ lại rồi tìm cách chôn kín phía sau nhà nhưng ông chồng vẫn "đánh hơi” đào lên đem đi bán. Trước sự tàn tệ của ông chồng, má tôi đành bế con về lại Tây Ninh để giải thoát cho mình.

Về Tây Ninh, má tôi lại thuê một ngôi nhà nhỏ để sống. Hàng ngày má nhờ một người vú em trông con còn má thì quần quật với nghề may quần áo cho búp bê. Một ngày nọ, khi má tôi đang đi giao hàng cho khách thì ông chồng cũ mò đến nhà. Sau khi uy hiếp không được ông ta đã dùng súng dí vào đầu bà vú em bắt phải đưa đứa con trai cho ông ta mang về Sài Gòn nếu không ông bắn bể sọ. Trước sự hung dữ của ông ta, bà vú nuôi đành thả tay để ông ta bế đứa bé đi.

Trở lại nhà, nghe bà vú nuôi kể lại toàn bộ câu chuyện, má tôi đã hết sức giận giữ. Bà tức tốc bắt xe xuống nhà chồng cũ ở Cần Đước (Long An) để đòi lại con. Thế nhưng khi đến đây, ông ta đã không cho vào nhà và tuyên bố một câu xanh rờn: "Nếu cô thích bỏ tôi thì cô chỉ được phép đi một mình. Còn nếu cô muốn ở gần con thì cô phải quay lại”.

Nghe những lời lạnh lùng của chồng cũ, má tôi chấp nhận quay trở lại Tây Ninh vì biết không thể nào tiếp tục sống chung với người đàn ông đó được nữa. Một thân một mình về lại Tây Ninh má chấp nhận những trận mắng nhiếc nặng nề của bà ngoại để có chỗ dung thân. Trong suy nghĩ của bà ngoại lúc đó, má tôi là một đứa con gái hư hỏng, cứng đầu. Còn má thì không thể nào nghe theo bà mãi được vì bà không thể hiểu được những nỗi khổ khó nói của cuộc sống vợ chồng. Cũng chính vì thế mà cho đến tận bây giờ, giữa má tôi với bà ngoại còn có những khúc mắc không thể nào hóa giải được.

Về nhà ngoại được một thời gian, má quyết lấy lại tên thật của mình trước đây là Nhan Thị Kim Hương và bắt tay làm lại cuộc đời. Má xin vào hát trong các chương trình văn nghệ của chế độ cũ. Thực ra, trước đây, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, má tôi đã là một hạt nhân văn nghệ rất tích cực của trường. Má từng ước mơ sau khi học xong sẽ theo học ngành thanh nhạc để trở thành ca sĩ. Tuy nhiên, do dòng đời đẩy đưa nên má đã không thể thực hiện được giấc mơ ấy. Chính vì thế việc bắt đầu cuộc đời mới bằng công việc ca hát không chỉ để kiếm tiền mưu sinh mà còn là để má đến gần hơn với niềm đam mê của mình. Và má tôi cũng không ngờ, chính trong đoàn văn công này má tôi đã có duyên gặp gỡ ba tôi.

Ba tôi tên là Dũng, người gốc Huế. Má tôi kể, năm 17 tuổi, ba tôi buộc phải đi lính theo luật quân dịch của chế độ cũ. Vì có giọng hát hay nên ba tôi được phân vào đội văn công chuyên đi hát cho lính nghe trong các chương trình văn nghệ chính trị. Cảm nhận của má lúc mới gặp ba là một mặt điển trai, ngoại hình dong dỏng cao, hát hay nhất đoàn nhưng lại có đôi mắt buồn khó hiểu. Ông sống rất trầm lặng và hay tư lự. Chính vì sự trầm lặng ấy mà ba tôi đã khiến má tôi để ý. Trong những lần gặp nhau phía sau sân khấu, má thường hay lại gần ba trò chuyện, hỏi han…

Những cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa má và ba cứ tăng dần theo thời gian. Đến một thời điểm, má nhận tháy ba ngày càng gầy và xanh xao một cách khó hiểu, bà liền ngỏ lời đưa ba đi khám và được ba tôi đồng ý. Má không nhớ ba tôi hồi đó bị bệnh gì. Chỉ biết, vì thương ba là người hiền lành, bệnh tật không có người chăm sóc nên má thường qua lại thuốc thang, chăm sóc Qua những lần gặp gỡ, cả hai đã nảy sinh tình cảm và yêu nhau thật sự. Đối với má tôi, dù đã qua một đời chồng nhưng đây là lần đầu tiên má cảm nhận được tình yêu đích thực. Về phía ba, má cũng chính là mối tình đầu. Tình yêu của họ vì thế mà rất nên thơ và lắm chuyện ly kỳ.

Phát hiện má tôi có bạn trai mới, bà ngoại tôi đã rất tức tối. Bà cho rằng, ba tôi là loại đàn ông không ra gì mới theo nghề "xướng ca vô loài”. Đã theo nghề "sướng ca vô loài” lại không nổi tiếng thì nghèo rớt mồng tơi. Bà ngoại tôi chỉ chấp nhận cho má tôi có người đàn ông mới nhưng người đó phải là một người đàn ông giàu có, có địa vị và quyền lực. Bà tuyên bố: "Nếu mày yêu thằng Dũng thì tự khăn gói ra khỏi nhà, giữa tao và mày sẽ không còn tình mẹ con nữa”. Chính vì ác cảm với ba nên cứ mỗi lần ba đến nhà chơi bà ngoại lại dùng chổi quét nhà đuổi không cho ba vào thăm má. Má tôi kể, bà ngoại càng chửi mắng, má lại càng yêu ba hơn. Và vì là mối tình đầu của nhau nên hai người yêu nhau say đắm, mãnh liệt. Ngày má chấp nhận đi ra khỏi nhà bà ngoại để được sống với tình yêu của mình cũng là ngày má phát hiện mình đã có bầu. Cứ ngỡ, sau những giông bão cuộc đời, ba sẽ là bến đỗ bình yên và hạnh phúc cho má trong quãng đời còn lại. Ấy thế nhưng hai chữ "đa truân” như đã vận vào cuộc đời của má. Khi về sống chung với ba chưa được bao lâu thì ba tôi lại "trở chứng”. Ba không chỉ có một vài mối tình vụng trộm ở bên ngoài mà còn rất hay ghen tuông vô lối. Chỉ cần thấy má thân mật với người đàn ông nào là ba lại nổi cơn ghen rồi thượng cẳng chân hạ cẳng tay với má. Những trận đòn giáng xuống đầu má tôi dần trở thành "cơm bữa” bất kể lúc đó má đang mang bầu tôi.

Má kể, mặc dù ba đánh má nhiều như thế nhưng không hiểu sao má vẫn rất yêu ba. Có một lần, má phải lên Sài Gòn giải quyết công việc, khi xong việc thì không còn xe để về Tây Ninh nên má buộc phải tá túc lại nhà của một người bà con ở Sài Gòn (Hồi đó, do đang chiến tranh nên dọc đường đi bom mìn rất nhiều, xe đò qua 4h chiều là không dám chạy nữa vì sợ va phải bom mìn). Lần đó, khi trở về má đã bị ba đánh một trận rất nặng.

Đánh chưa hả dạ ba còn dùng dao chém má nhưng may má đỡ được. Má vừa sợ vừa giận nên ôm cánh tay đầm đìa máu chạy về nhà bà ngoại cầu cứu (trên tay má nay vẫn còn vết thẹo đỡ đòn năm xưa do ba gây ra). Đêm đó, không những không thương xót, bà ngoại còn chửi rủa má rất thậm tệ và bắt má tôi phải đi phá thai để lấy người đàn ông do bà sắp đặt. Nói là làm, bà ngoại nhốt má vào phòng và cho người canh giữ để 5h sáng hôm sau đưa má lên Sài Gòn phá thai. Bị bà ngoại bắt phải phá thai má tôi rất lo sợ mà không có cách nào để liên lạc với ba. Thực lòng, do quá sợ con thịnh nộ của ba nên trong lúc cùng quẫn má mới chạy về nhà bà ngoại chứ thực tình trong thâm tâm má vẫn rất yêu ba. Và vì yêu nên má không thể bỏ đi đứa con của mình.

Bà giúp việc được bà ngoại giao canh chừng má tôi vì thương má nên dù biết việc bà mở cửa cho má tôi chạy trốn sẽ bị bà ngoại trừng phạt rất nặng nhưng bà ấy vẫn mở cửa cho má tôi chạy trốn trong đêm. Má trở lại nhà trọ, gặp lại ba, nghe má kể toàn bộ sự việc, ba tôi tỏ ra rất hối hận. Ba ôm má vào lòng rồi khóc rất nhiều. Kể từ đó ba má tôi sống hòa thuận với nhau cho đến khi tôi ra đời.

Má kể, khi tôi ra đời, ba rất vui mừng. Mọi tình cảm và thời gian ba dành hết cho tôi. Và khi tôi gần tròn 1 tuổi thì ba tôi với má tôi lại xảy ra mâu thuẫn. Lần này, ba tôi đã bỏ lại má con tôi trở về Huế. Được một vài tháng, vì nhớ ba nên má tôi đã gửi tôi lại cho một bà vú, lặn lội ra Huế tìm ba. Từ khi về sống với nhau theo nghĩa vợ chồng, ba chưa một lần dắt má về quê ra mắt họ hàng. Má chỉ biết quê ba qua những lời ba kể. Theo đó, nhà bà nội tức mẹ đẻ của ba ở Đà Nẵng thì gần nhà thờ Nội Hà, còn nhà ông nội thì ở gần nhà thờ Phú Cam (Huế). Lần theo những dòng địa chỉ ít ỏi đó, cuối cùng má tôi cũng đã tìm được nhà bà nội tôi ở Đà Nẵng.

Đến nhà bà nội má tôi không gặp được ba vì lúc này ba đã về Huế. Má chỉ gặp được o Tuyết và o Hạnh là chị em của ba tôi. Lúc mới giáp mặt, 2 o đã nhận ra ngay má tôi vì lúc ba tôi trở về có cho mọi người biết mình đã có vợ con. Má tôi còn nhớ, lúc má đến nhà bà nội thì o Hạnh mới đi học về nên đang mặc nguyên bộ áo dài màu trắng. Nhận ra má o Hạnh liền xung phong đưa má ra Huế để gặp ba. Má tôi và o Hạnh bắt xe đò từ Đà Nẵng ra đến Huế thì trời đã xẩm tối.

Khi 2 chị em đi xe ôm đến nhà bác Hiếu (anh hai của ba) thì o Hạnh bảo má tôi đứng bên ngoài hàng rào dâm bụt để o vô thưa chuyện với ba trước, xem ba có bất ngờ hay không. Má tôi đứng ngoài nhìn vào thấy ba đang đứng sửa soạn quần áo trước gương trong phòng khách như chuẩn bị đi đâu đó. Nhìn thấy ba má chỉ muốn chạy vào ôm chầm lấy ba vì quá nhớ nhung nhưng vẫn phải đứng im chờ o Hạnh ra. Không biết o Hạnh vào nhà nói gì với ba nhưng khi biết má ra tìm, ba chạy thật nhanh ra phía trước nhà như không tin. Tuy nhiên, khi nhìn thấy bóng dáng quen thuộc của má, ba chạy lại ôm chầm lấy má. Cả ba và má ôm chặt lấy nhau trong nước mắt.

Một lúc sau, ba đưa má tôi vào nhà giới thiệu với gia đình bác Hiếu. Cả nhà đều rất vui mừng trước sự hiện diện của má tôi. Ngày hôm sau bác Hiếu triệu tập mọi người về nhà của bác để họp gia đình bàn chuyện hôn sự cho ba má tôi. Vì hồi đó, gia đình nhà nội tôi theo đạo Thiên Chúa nên họ rất xem trọng chuyện hôn nhân. Ba tôi có thể không tổ chức đám cưới nhưng nhất thiết phải đưa má tôi và tôi vào nhà thờ làm lễ xưng tội, rửa tội và đặt tên thánh. Trong cuộc họp hôm đó, cả gia đình bắt ba tôi phải vào lại Tây Ninh đón tôi ra Huế để làm các nghi thức cần thiết.

Riêng má tôi thì phải học giáo lý để vào nhà thờ làm lễ xưng tội và đi theo đạo Thiên Chúa. Không biết lúc đó ba tôi nghĩ gì nhưng ba có nói với mọi người cho ba tôi một thời gian suy nghĩ. Bác Hiếu có nói với ba tôi: "Bây giờ mày đã có con với người ta rồi, mày không thể không cưới và sống chung với người ta được”. Bác cũng có "dụ” ba là nếu cưới má thì bác sẽ mua cho ba một chiếc xe máy. Một tuần sau, má tôi lại trở về Tây Ninh để đón tôi, còn ba ở lại Huế lo lắng các thứ chuẩn bị cho đám cưới. Lúc má đưa tôi ra Huế tôi vừa tròn một tuổi. Má kể, nhìn thấy tôi, ai trong gia đình cũng quý và thương tôi vì lúc đó tôi rất bụ bẫm và dễ thương. Sống ở Huế được một thời gian thì má tôi bắt buộc phải kiếm việc làm để mưu sinh. Đúng vào thời điểm má tôi cần việc làm thì bác tôi mách cho biết có một đoàn văn công tâm lý chiến tuyển ca sỹ. Má liền tìm đến thử giọng và khi nghe má tôi hát người ta nhận luôn. Mỗi lần má đi làm lại gửi tôi nhờ bác gái và các anh chị trông hộ.

Còn ba tôi lúc đó vẫn chưa có việc làm vì ba thuộc thành phần trốn chế độ quân dịch nên rất khó xin việc. Khổ nỗi, má tôi đi làm là ba tôi lại "tái phát” bệnh ghen cũ. Vợ chồng vừa tái hợp chưa được bao lâu thì lại xảy ra đủ thứ chuyện lục đục. Thế rồi trong một lần cãi nhau ba giận má nên bỏ vào Đà Nẵng với bà nội. Má lại vội vàng bồng bế tôi vào Đà Nẵng để làm hòa với ba. Khi vào Đà Nẵng, nhờ có sự giới thiệu của ông thủ trưởng của đoàn văn công ở Huế nên má lại được nhận vào một đoàn văn công tâm lý chiến khác. Má tôi cũng tìm cách giới thiệu ba vào đây làm và được ông thủ trưởng của đoàn hết sức tạo điều kiện. Vào làm cùng một chỗ nhưng ba tôi vẫn thường xuyên ghen má tôi. Má kể, cứ mỗi lần chuẩn bị lên sân khấu là ba lại nổi cơn ghen, đánh má đến bầm tím mặt mũi, không thể lên sân khấu để hát được.

Ba đánh má nhiều tới mức má phải thường xuyên nghỉ diễn vì không dám ôm bộ mặt bầm tím lên sân khấu. Ông thủ trưởng biết chuyện đã gọi ba tôi lên dọa đuổi việc nhưng ba tôi vẫn không khắc phục. Cuối cùng ông đành sa thải cả ba và má tôi. Trước khi đuổi việc, ông có khuyên má tôi nên bế tôi về Nam sống vì nếu tiếp tục sống với ba má con rồi sẽ rất khổ. Được một thời gian thì má cũng bế tôi trở lại Tây Ninh.

Lúc về lại Tây Ninh, má tôi không dám về nhà bà ngoại mà ở nhờ nhà một người thân rồi xin vào làm trong Ty Thông tin Văn hóa của chế độ cũ. Cũng chính ở cơ quan này, má tôi đã gặp ba dượng tôi. Má tôi kể, hồi đó ba dượng tôi làm lái xe chở nghệ sỹ đi biểu diễn lưu động ở các đơn vị lính. Nhiều lần thấy má tôi bế tôi đi diễn cùng nên ông ấy bắt đầu để ý đến má. Lúc mới quen, ông tỏ ra là người rất quan tâm đến cuộc sống của má con tôi. Những lúc má tôi bận việc ông thường bế tôi đi chơi rồi mua quà cho tôi (sau này má tôi mới biết, thực ra, ông ấy làm thế là để lấy lòng má tôi chứ chẳng hề yêu thương gì tôi hết).

Trong thời điểm má tôi đang mang nhiều nỗi buồn riêng lại có người chia sẻ nên dần dà má tôi cũng quý mến ông ấy. Được một thời gian thì hai người cũng có tình cảm với nhau. Đến đầu năm 1973, má tôi nhận lời về sống chung với ông ấy và cuối năm 1973 má sinh em trai. Sang năm 1974, má lại sinh thêm một em nữa. Đó là lý do vì sao tôi sống với ông cha dượng này và bị ông ghét bỏ, không có tình thương. Má dừng lại câu chuyện về cuộc đời lắm truân chuyên và sóng gió của mình khi hai con mắt đã nhòe lệ. Má nói với tôi rằng: "Nếu hồi đó, bà ngoại không ép duyên má thì chắc giờ này cuộc đời má không phải khổ thế này”. Tôi lúc đó vẫn chưa cảm nhận hết những điều má nói nên buột miệng hỏi "Vậy má có thể một lần đưa con về miền Trung gặp ba con được không?”.

Má tôi trả lời: "Bây giờ má cũng không biết ba con ra sao, không biết ông ấy đã có vợ mới chưa. Thôi, cứ để từ từ rồi má sẽ tính, má sẽ cố gắng đưa con về gặp ba”. Nghe má nói, tôi vui sướng khôn cùng. Tôi tưởng tượng ra cảnh mình được gặp ba sẽ được ông ôm vào lòng, sẽ được ông chiều chuộng… Đúng lúc đó xe cũng vừa về đến thị xã Tây Ninh.

Về lại Tây Ninh, chúng tôi không có nhà ở vì đất cũ ba dượng đã trả lại cho người họ hàng mất rồi, không còn cách nào khác, 2 má con tôi phải dắt díu về ở nhờ nhà bà ngoại. Khi về đây tôi, đã bị ốm rất nặng. Má thấy tôi ốm càng ngày càng nặng nên đã chở tôi đi bệnh viện. Ở đây, bác sỹ đã khám và kết luận tôi bị sốt rét ác tính, buộc phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Má đã khóc rất nhiều khi hay biết bệnh tình của tôi. Tôi biết, lúc đó, trong lòng má đang có một cơn bão lớn. Vừa bị chồng phản bội, lại phải xa con thơ, lại vừa mới chân ướt chân ráo về lại quê nhà đang chưa có việc làm thì con đổ bệnh. Bao nỗi lo chồng chất khiến má tôi như muốn ngã quỵ xuống.



Có một lần, nhìn thấy tôi ốm yếu như người sắp chết, má đã ôm lấy tôi nức nở: "Con ơi, con phải cố gắng lên, con đừng chết bỏ má ở lại một mình”. Câu nói đó, tôi nhớ hoài. Và cũng chính nhờ câu nói đó của má đã tiếp thêm cho tôi nghị lực, sự mạnh mẽ… để vượt qua bệnh tật dù lúc đó tôi mới chỉ là cậu bé 12 tuổi.

Tôi còn nhớ, có những lần má rời bệnh viện về nhà để giặt giũ và cơm cháo, tôi vì sợ má đi không trở lại nên đã trốn khỏi bệnh viện, nhảy xe lôi về nhà theo má. Mỗi lần như thế bà ngoại lại la rầy má con tôi. Má tôi bất đắc dĩ lắm mới phải tá túc ở nhà bà ngoại chứ thực lòng là rất giận bà.

Được một thời gian thì tôi khỏi bệnh. Má tôi lại để tôi ở nhà bà ngoại rồi tất tả ra ngoài làm thuê kiếm tiền để nuôi tôi. Tôi không biết má tôi làm nghề gì nhưng có vẻ công việc của má khá vất vả. Thế rồi giữa má và bà ngoại tôi xảy ra xung đột. Má tôi dắt tôi tìm đến nhà ông ngoại (ông ngoại và bà ngoại đã chia tay nhau, ông ngoại đã có vợ con mới) để xin tá túc.

Ông ngoại vốn có một ngôi nhà bỏ hoang đã lâu nên khi má tôi đặt vấn đề thì được ông ngoại đồng ý cho mượn để ở tạm. Má xin cho tôi vào học lớp 4 ở trường gần nhà và tiếp tục mưu sinh với nghề may vá. Chúng tôi sống được một thời gian ngắn thì má tôi khi nghe tin 2 đứa em (con của má với ba dượng) tôi bị dì ghẻ đày vào làm phu đá trong núi liền vội vàng cùng cậu Năm tìm cách vào đón về. Khi vào, cậu em sinh năm 1974 vì giận má tôi nên bỏ trốn vào núi, chỉ có cậu em sinh năm 1973 là chịu về ở với má.

Thời điểm này cũng là thời điểm ông kép hát cải lương từng ở nhờ nhà tôi lúc tôi 7 tuổi xuất hiện. Tôi lờ mờ đoán giữa má tôi với ông kép hát cải lương chắc có mối quan hệ thân tình nào đó. Tuy nhiên, vì trong lòng tôi lúc đó đang rất yêu cải lương lại thầm thần tượng vai diễn Lục Vân Tiên của người đàn ông này nên tôi không suy nghĩ gì sâu sa. Cứ mỗi lần thấy ông ta đến nhà thăm má con tôi là tôi rất vui.

Cho đến một ngày nọ, ông ta đến thăm má con tôi như thường lệ nhưng đến khuya ông ấy không về mà ngủ lại nhà tôi. Lúc đó, tôi mới thực sự nhận thức được, má tôi và người đàn ông kia đang yêu nhau. Một thời gian sau, người đàn ông này thường xuyên lui tới và ở lại nhà tôi. Thi thoảng ông có chở tôi vào đoàn cải lương của ông chơi, mỗi lần như thế tôi vui sướng khôn cùng. Một năm sau má tôi mang bầu và sinh ra một em trai. Em trai chính là con của má với người kép hát cải lương đó. Em trai tôi được khoảng 3 tháng thì ông kép hát cải lương cũng mất tích. Ông đi diễn và không thấy trở về nhà với má tôi như thường lệ.

Má tôi lại phải một mình xoay sở nuôi con. Khổ nỗi, đứa em trai út của tôi rất yếu. Bệnh này chưa khỏi em đã vướng vào bệnh khác. Tôi không hiểu ngày đó em tôi mắc bệnh gì mà toàn bị tiêu chảy. Một đêm phải thay không biết bao nhiêu chiếc tã lót màu trắng. Đến sáng thì dưới gầm giường đã chất đầy một thau tã. Má tôi vì phải bế em nên công việc giặt tã một mình tôi phải cáng đáng.

Mỗi sáng, vừa đặt chân xuống khỏi giường là tôi phải bê chậu tã ra trước hiên nhà, đổ nước vào rồi rũ sạch các vết bẩn bám trên bề mặt sau đó mới cho xà bông vào xát. Giặt xong chậu tã to đùng tôi mới được đi học. Tan lớp lại phải chạy về thật nhanh để nấu cơm và trông em cho má may đồ để còn kịp giao cho khách.

Cuộc sống má con tôi thời điểm đó rất khó khăn và túng quẫn. Thậm chí, có lúc túng quẫn quá nên má tôi đã quyết định bế em tôi lên Sài Gòn tìm ông kép hát cải lương. Lúc đi, má tôi mang theo chiếc xe đạp cũ bỏ lên xe đò lên Sài Gòn để lấy phương tiện đi lại vì không có tiền đi xe ôm. Lên đến Sài Gòn, má con tôi tá túc trong nhà một người bà con của má ở Quận 5. Hàng ngày tôi phải đạp xe chở má tôi đi khắp Sài Gòn để tìm nhà ông kép hát.

Tìm được nhà rồi nhưng má tôi không dám đến gần nhà của ông ấy vì má sợ vợ lớn của ông ấy biết chuyện. Má tôi bế em tôi đứng ở đằng xa, bảo tôi mang chiếc bình sữa đến quán cà phê của mẹ ruột ông kép hát cải lương (tức bà nội em trai tôi) xin sữa cho em tôi bú. Tôi nhớ, mỗi lần thấy tôi mang bình sữa đến trước quán cà phê xin sữa là những người ở đó tỏ ra rất khó chịu.

Có lần, vừa xin được ít sữa má chưa kịp cho em tôi bú thì trên đường về khi đi qua bùng binh do xe cộ đông quá nên tôi không vững lái làm đổ xe ngã xuống vỡ tan cả bình. Trong quãng thời gian tìm đến nhà ông kép hát, ông ấy không một lần ló mặt để gặp con trai mình, còn những người thân của ông ta dù biết đó là con của ông ấy nhưng họ cũng không tơ tưởng gì. Thấy chẳng có chút hy vọng nào về việc ông ấy sẽ giúp đỡ má con tôi nên má con tôi lại đùm gói đưa nhau về lại Tây Ninh.

Trở lại Tây Ninh em tôi lại tiếp tục bị bệnh. Bệnh em tôi mắc là chứng bệnh rất lạ. Em ăn uống rất ít nhưng lại suốt ngày bị tiêu chảy. Mới ốm một tuần mà người chỉ còn da bọc xương. Đã thế da lại bị nhăn nhúm lại như da của một con khỉ con. Có lần, đang bế em thì tôi thấy mắt em trợn trắng lên. Sợ quá tôi gọi má: "Má ơi, sao mắt thằng Đởm nó trợn trắng lên sợ quá!”. Má tôi lúc đó đang gội đầu ngoài sân liền chạy vội vào, nhìn thấy em tôi như thế má tức tốc bảo tôi lấy xe đạp chở má và em ra bệnh viện. May là bệnh viện chỉ cách nhà hơn 1km nên đến em tôi được cứu kịp nếu không tôi cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Bệnh của em tôi sau này được mọi người gọi là bệnh đau bang khỉ, nghĩa là nhìn em tôi giống như một con khỉ con. Vì bệnh này mà một tháng em tôi phải sống 20 ngày trong bệnh viện. Má tôi cũng dẹp luôn tiệm may vì không còn thời gian và tâm trí để may vá, khách khứa cũng vì thế mà bỏ đi sang chỗ mới hết. Nguồn sống duy nhất của mấy mẹ con lúc đó là những bộ quần áo cũ của má. Má cứ chọn chiếc quần, áo nào còn mới lại mang ra bán để lấy tiền cầm cự qua ngày.

Một lần, má đưa tiền cho tôi bảo đi đong 1 lít gạo (1 lít gạo hồi đó tương đương với 3 lon sữa bò), trên đường về nghĩ tới cảnh những cô gái Ấn Độ vẫn hay đội gạo trên đầu trong phim nên tôi bắt chước làm theo. Không ngờ đang đội thì chậu gạo đổ ụp xuống đất. Tôi sợ hãi vô cùng. Vội vàng hốt gạo vô chậu và khóc liên hồi vì sợ bị đòn. Phải nói thêm, thời điểm trở về từ Long Toàn bắt đầu cuộc sống mới, tôi thường xuyên phải hứng chịu những trận đòn của má. Bao nhiêu sự ấm ức, khổ cực, đắng cay… không biết trút lên đầu ai má lại trút lên đầu tôi. Chỉ cần má nổi cơn bực tức là nồi niêu, nắp vung, bát đũa… có thể bay vèo vèo. Chuyện tôi bị sứt đầu mẻ trán, bầm dập thân thể… vì những cơn giận của má cũng trở thành cơm bữa

. Má tôi lúc đó trở thành một con người khác, dễ cáu bẳn, dễ nổi giận và dễ động tay chân… dù trong lòng lại rất yêu con. Chính vì thế khi làm đổ gạo tôi hoảng loạn thực sự. Chỉ cần nghĩ đến việc má biết chuyện tôi làm đổ gạo là tôi sẽ không còn đường sống. May mắn làm sao, đúng lúc tôi đang hốt gạo thì ông ngoại đi qua (ông ngoại tôi lúc đó làm chủ nhiệm hợp tác xã). Thấy tôi vừa hốt gạo vừa khóc nên ông dừng lại hỏi: "Ủa, làm gì mà mày vừa hốt gạo vừa khóc thế?”.

Tôi kể lại toàn bộ sự thật cho ông ngoại nghe, ông nói: "Thôi, mày đến hợp tác xã ông đưa cho gạo khác mà mang về không má mày đánh mày chết”. Đến kho hợp tác xã ông ngoại lại đưa cho nhiều hơn số gạo tôi đã mua. Khi về, má tôi cứ thắc mắc không hiểu vì sao hôm nay tôi lại mua được nhiều gạo đến thế. Tất nhiên là tôi không dám kể cho má nghe chuyện tôi làm đổ gạo. Đến tối, khi 2 má con đang ăn cơm thì ông ngoại tôi qua nhà chơi. Thấy ông ngoại cứ cười cười nên má tôi hỏi: "Làm gì mà ba cứ cười cười vậy?”. Ông ngoại tôi lúc đó mới kể lại cho má tôi nghe câu chuyện tôi làm đổ gạo.

Thời gian sau, khi không còn quần áo để bán nữa má tôi đành phải quay sang bán cháo gà. Mỗi tối, má lại nấu một nồi cháo gà to ra phía đường lớn gần nhà ông ngoại để bán. Sau đó má còn bán thêm thuốc lá và bánh mỳ. Cứ được đồng lãi nào má lại lo thuốc thang cho em tôi. Một buổi chiều, sau khi tắm cho em tôi xong, má cho em đứng lên giường để chuẩn bị mặc quần áo thì phát hiện em tôi chỉ đứng được một chân, còn một chân kia co lại. Má dùng tay gãi dưới lòng bàn chân còn lại thì bàn chân này không có cảm giác.

Má tôi hoảng hốt bảo: "Chết rồi, hay thằng Đởm bị sốt tê liệt” (thường sau khi bị sốt tê liệt trẻ em hay bị bại liệt nửa người hoặc các chi). Nói rồi má ôm em khóc, tôi cũng khóc theo. Thấy thế, người hàng xóm bên cạnh nhà chạy sang, sau khi biết rõ sự tình người này mách cho má con tôi tìm đến một ông thầy chữa bệnh này rất giỏi, ở cách nhà tôi mấy cây số.

Từ đó, sáng nào tôi cũng phải chở em qua nhà ông thầy để thầy bấm huyệt, châm cứu cho em. Tôi chở em bằng cách đặt em lên yên xe còn tôi ngồi ở phía sau gác chở hàng rồi đạp đi. Lúc đó tôi mới được 13 tuổi. Và phải mất 2 tháng trời ròng rã em tôi mới lành bệnh. Em tôi vừa dứt bệnh liệt chân thì lại được một người quen mách cho biết có một bà thầy chữa bệnh đau bang khỉ rất hay. Vậy là tôi lại có trách nhiệm đạp xe chở má và em tôi tìm đến gặp bà thầy đó để chữa bệnh bang khỉ cho em. Tôi không còn nhớ địa chỉ cụ thể của nhà bà thầy thuốc đó nữa, chỉ biết, với một đứa trẻ 13 tuổi như tôi hồi đó thì quãng đường đến nhà bà thầy thật là xa. Không chỉ xa mà còn rất ngoằn ngèo vì nhà của bà thầy nằm giữa cánh đồng.

Lần đầu tiên gặp bà thầy, trong tôi đã dấy lên một cảm giác sợ hãi khủng khiếp. Bà có khuôn mặt rất ma quái, hai con mắt cứ lừ lừ như muốn "làm thịt” người đối diện. Vừa nhìn thấy em tôi bà phán luôn một câu: "Đúng rồi, tìm đến đây là đúng rồi. Bị đau bang khỉ, cứ ngồi chờ đấy”.

Nói xong bà ra phía trước nhà dùng tay moi lên hai nắm đất sét rồi nắn thành hai con khỉ. Bà nắn rất nhanh và rất giống khỉ thật. Một con khỉ bà để ở ngoài hiên còn một con bà mang vào nhà đặt trước bàn thờ làm phép. Sau đó bà dùng con khỉ đó vỗ nhẹ vào người em tôi để hút bang khỉ ra. Trước khi về, bà còn đưa cho má tôi mấy gói thuốc để về nhà cho em tôi uống. Nhờ có thuốc của bà mà bệnh bang khỉ của em tôi giảm rõ rệt. Không lâu sau em tôi hồi phục rồi khỏe mạnh bình thường. Sự việc này khiến mẹ tôi sống bớt nặng nề hơn.

Thời điểm đó, một buổi tôi đi học, một buổi tôi đi bán vé số dạo để phụ giúp má. Có lần, khi đang đi bán vé số thì có một nhà mở tuồng cải lương "Lan và Điệp”, mê quá, tôi đứng lại nghe. Vì mải mê nghe nên quên mất là giờ sổ vé đang đến gần trong khi trên tay vẫn còn một sấp vé dày cộm chưa bán được. Tôi vừa chạy đi vừa khóc, gặp ai cũng mời… may mắn là hôm đó mọi người thương tình mua ủng hộ gần hết sấp vé, nếu không thì không biết lấy tiền đâu mà đền cho người ta. Nhờ đi bán vé số dạo mà tôi phát hiện ra cách nhà mình khoảng 2km có một ông già mở lớp dạy hát đờn ca tài tử. Vậy là cứ tối tối, tôi lại lén má đi học hát ở lớp của ông giáo già. Được mấy tháng thì tôi đã có thể hát được một bài cải lương hoàn chỉnh.


Vote Điểm :12345

Loading...

✿ XEM CÁC TRUYỆN LIÊN QUAN :Truyện Gay, Đam Mỹ Full

✿ XEM TRUYỆN KHÁC
ĐĂNG NHẬP


CHỨC NĂNG
TRUYỆN NGẪU NHIÊN
TRUYỆN FULL
Lên đầu trang
Xuống cuối trang
Loading...
truyện thái mới truyện thái full oneshot đam mỹ truyện gay oneshot fanfic khải nguyên mới fanfic khải nguyên full oneshot bách hợp fanfic Bác Chiến mới fanfic Bác Chiến full Đam mỹ võng du fanfic vkook hoàn fanfic vkook mới fanfic ChanBaek full fanfic ChanBaek mới

Copyright Kênh Truyện © 2011 - 2024 - In Sách Truyện Theo Yêu Cầu
V987.Club Kiếm Tiền Online -Giao diện Mobile