-
Thể loại: đam mỹ, nhất thụ lưỡng công, lưu manh anh tuấn công x đáng
yêu tiểu mỹ thụ x đại thương gia anh tuấn công, tiểu thụ sinh bảo bảo,
ấm áp có chút ngược, HE. - Văn án: Một cặp vợ chồng già lâu năm chưa
có con, một hôm sau khi người vợ đi chùa về tình cờ uống ngụm nước ở
dòng suối ven đường, đêm đến nằm mơ thấy phụng hoàng sảy cánh trước mặt,
hôm sau liền thụ thai. Cứ ngỡ sinh ra là con gái không ngờ ngày lâm bồn
lại là một bé trai trắng trẻo kháo khỉnh. Hai làng bên cạnh cũng có hai
người phụ nữ cũng sinh vào ngày đó. Cậu con trai lớn lên được gả cho
một tên lưu manh giàu có làng bên, từ đó cuộc sống của cậu bắt đầu bước
sang một trang khác. - Nhân vật: Diệp Tiểu Âu, Hữu Vi, Bạch Nhã.
Chương 1: Đứa con trời ban Hôm
nay là rằm tháng bảy, là rằm lớn, đại các trong năm. Diệp gia là một
hiệu thương buôn bán trâm ngọc ở làng Kê Châu, Diệp Khúc và Diệp thị đã
thành hôn 30 năm, song đến nay vẫn chưa có đứa con đầu lòng, hai vợ
chông nhiều lần tìm đến đại phu trong làng bốc thuốc khám bệnh song vẫn
chưa có tiến triển, không khỏi phiền muộn, lòng dạ bất an, thường xuyên
ăn chay niệm phật để mong ông trời thương xót mà cho thụ thai một lần.
Diệp thị đang loay hoay thu dọn đồ đạc, xếp quần áo vào túi vải chuẩn bị
lên đường đến chùa thì Diệp Khúc bước vào: - Lão bà thu dọn quần áo tính đi đâu vậy? - Diệp Khúc vẻ mặt ngạc nhiên -
Tôi cùng Dương tẩu hẹn nhau trưa nay cùng đến chùa Từ Nguyện, nghe bảo
chùa đấy rất linh thiêng, nếu thật sự thành tâm sẽ cầu gì được nấy, bà
con nhiều vùng cũng lặng lội đường xa mà đến đó để hoàn thành tâm
nguyện. - Lời đồn đại sao lại coi là thật, huống hồ bà mấy năm nay
tháng nào cũng lên chùa cầu nguyện chẳng phải đều vô ích hay sao - Diệp
Khúc ngồi xuống cạnh vợ, biểu tình sầu não - Tôi phận là đàn bà vậy
mà mấy chục năm không sinh được một đứa để kế nghiệp Diệp gia, thật đáng
tội với mẹ ngày xưa mong mỏi tôi con đàn cháu đống, dù có một tia hy
vọng tôi cũng nguyện đi biết đâu ông trời thương xót, tôi có thể giúp
ông khai chi tán nghiệp - Diệp thị vừa nói vừa sụt sùi - Được rồi, lão bà đừng tự trách mình nữa, nếu đã kiên quyết như vậy, tôi ra ngoài đặt xe ngựa cho bà lên đường -
Không được, ông đừng làm như vậy, tôi đã nguyện một lòng đi bộ lên chùa
để tỏ lòng thành, năm nay là năm tốt để sinh nở, ngày mốt lại là rằm
lớn, tôi nhất định phải nắm bắt cơ hội này! - Như vậy sẽ rất cực khổ, lỡ không may bệnh đau khớp của bà lại tái phát giữa đường phải làm sao - Ông đừng lo, có Dương tẩu đi cùng tôi, hai người sẽ nương tựa vào nhau mà - cầm tay Diệp Khúc, Diệp Thị mỉm cười nói - lão bà phải thật cẩn thận đó -
Tôi biết rồi, giờ tôi sang nhà Dương tẩu đây, lão công ở nhà phải cẩn
thận cửa nẻo, tôi đã làm sẵn thức ăn nguội phòng hờ tối ông đói. 5 ngày
sau tôi sẽ trở về bình an - Ừm, tôi biết rồi, đi đường cẩn thận Đường
đến chùa Từ Nguyện cách làng Kê Châu một trăm dặm, chùa lại tọa lạc
trên núi cao, cây cối um tùm, thời tiết ẩm thấp, thật sự là thử thách
lòng người. Diệp Thị hai ngày lặng lội ròng rã, trong lòng đầy ắp hi
vọng cuối cùng cũng đến nơi. Vừa tới thì bà đã ngất xỉu tại cổng, một
tay Dương tẩu truy hô mọi người tới giúp. Một canh giờ sau, Diệp Thị
tỉnh lại, xung quanh là một gian phòng nghỉ ngơi cho khách đường xa lên
chùa được trang trí tinh xảo. Xoa nhẹ hai bên thái dương, Diệp Thị rời
giường đến bên ấm trà vừa rót một ly thì Dương tẩu mở của bước vào, tay
cầm chén cháo trắng và củ cải muối: - Diệp tẩu đã tỉnh, người chưa khỏe đừng nên đi lại - Thật là làm phiền Dương tẩu quá, thân già cả lại thêm ốm yếu, bệnh hoạn - Ài... có gì chứ, hàng xóm nương tựa lẫn nhau thôi mà. Nào ăn chén cháo cho lại sức - Dương tẩu vừa đưa tới vừa thổi - Cám ơn tẩu nhiều lắm - Diệp Thị hai tay đỡ lấy chén cháo -
Tẩu ăn xong cứ nghỉ ngơi cho lại sức, ngày mai chùa thực hiện nghi lễ
cúng rằm, nghe bảo rất là trang nghiêm, là cơ hội tốt để cầu nguyện. Tôi
trở về phòng thu dọn chút đồ đạc đã - Được, tạm biệt tẩu - Tạm biệt Diệp
Thị vừa ăn cháo vừa nhớ Diệp Khúc ở nhà một mình ăn uống không biết thế
nào, từ trước tới nay đều là một mình bà lo việc nhà cửa, Diệp Khúc thì
chuyên tâm làm trâm buôn bán ít biết đến chuyện bếp núc, dù đã chuẩn bị
sẵn đồ ăn nhưng trong lòng vẫn không khỏi lo lắng. Nếu có một đứa con
bên cạnh chắc bây giờ bà đã không lo nghĩ đến thế. Nghĩ đến đây cũng vừa
hết cháo trong chén, Diệp Thị mệt mỏi trở về giường nhắm mắt. Tiếng
chuông ngoài chùa vang lên báo hiệu đến giờ yên giấc. Sáng hôm sau,
Diệp Thị cùng Dương tẩu thay y phục nhà chùa cùng nhau đến nhà chính
hành lễ. Diệp Thị cúi đầu đúng 100 lạy, một lạy là một hy vọng, cầu đức
phật từ bi ban cho bà một đứa con để an ủi tuổi già, có người thừa hưởng
sự nghiệp Diệp gia. Buổi lễ kết thúc cũng đã xế chiều, Diệp Thị lo lắng
nóng lòng trở về, giữa đường dừng chân bên ngọn suối, miệng lại khô
ráp, cổ họng nóng rát, bèn nói với Dương tẩu: - Dương tẩu có thấy khát không? - Cũng có một chút, nước chúng ta đem đi hôm trước đã dùng hết rồi - Dương tẩu nhìn lại ống tre đựng nước của mình -
Bên dưới có con suối, nhìn nước trong suốt thanh khiết, hay là chúng ta
xuống dưới rửa mặt, sẵn vào nước chuẩn bị cho đường về nhà - Tẩu nói cũng có lý, vậy cùng đi, tôi dìu tẩu - Cám ơn Dòng
suối róc rách trắng xóa, đổ từ trên cao xuống từng dòng từng dòng. Diệp
Thị vừa thấy nước liền chạy tới uống một ngụm cho thõa cơn khát nơi cổ
họng. Dương tẩu vừa cho nước vào ống tre vừa bảo: - Thấy cũng lạ, hôm trước mình đi tôi đâu có thấy con suối nào - Chắc là đường xa mệt mỏi chúng ta hoa mắt cũng không chừng Dương
tẩu chuyên tâm rửa mặt sau đó cũng không nói gì thêm. Hai người lại
cùng nhau lặng lội một ngày một đêm cuối cùng cũng về tới làng Kê Châu.
Trời vừa sập tối, Diệp Khúc mừng rỡ đón Diệp Thị về nhà. Cẩn thận bưng
một chén canh cho vợ, Diệp Khúc lo lắng hỏi: - Bà còn thấy chỗ nào không khỏe không, tôi vừa đến chỗ đại phu xin than thuốc hồi sức cho bà, nhanh uống cho nóng -
Được rồi, cám ơn ông - Tay đón lấy chén thuốc một phút uống cạn, mệt
mỏi Diệp Thị nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, Diệp Khúc đắp chăn cho vợ
rồi loay hoay đi đóng cửa hiệu. Nửa đêm canh ba, Diệp Thị thấy mình
đang ở trong một căn phòng rất tối, không biết phương hướng, bà quơ tay
xung quanh để tìm một chỗ để tựa vào. Bỗng chốc xuất hiện một luồng ánh
sáng chói mắt bà, một con phượng hoàng màu sắc sặc sở, đuôi đính ngàn
vạn viên đá quý lấp lánh, lượn cánh xung quanh quà. Rồi bất ngờ nó lao
tới, bay vào bụng Diệp Thị, hoảng sợ giật mình tỉnh dậy, mồ hôi nhễ
nhại, bên ngoài trời cũng đã sáng, tiếng gà trống báo hiệu một ngày nữa
lại đến. Dọn thức ăn đầy ắp trên bàn, Diệp Thị cầm đũa đưa cho chồng: - Mấy ngày không được ăn đầy đủ rồi, hôm nay ăn cho nhiều vào - Ngày nào tôi cũng nhớ tới những món bà nấu - Diệp Khúc cười khì khì Bất ngờ Diệp Thị chóng mặt ngồi khuỵu xuống ghế, Diệp Khúc mặt đầy kinh ngạc vội đứng dậy dìu vợ: - Sao lại như vậy? - Sáng giờ tôi cứ thấy hơi choáng - Để tôi dìu bà vào phòng Diệp Khúc nhanh chóng rước đại phu về bắt mạch cho Diệp Thị, mặt đầy lo lắng lập tức hỏi han: - Sao rồi đại phu, bà nhà tôi bị bệnh gì? Đại phu đặt tay Diệp Thị về chỗ cũ, quay sang nhìn Diệp Khúc, nhẹ nhàng cười nói: - Mạch của phu nhân đập mạnh có lực, là hỉ mạch, chúc mừng Diệp tiên sinh Hai vợ chồng họ Diệp kinh ngạc nhìn nhau, phút chốc lòng đầy vui sướng ôm chầm nhau mà khóc nức nở. -
Là trời cao thương xót, công tôi bỏ ra thật không phung phí, lão gia,
tôi cuối cùng cũng có thể khai chi tán nghiệp cho ông rồi - mặt Diệp Thị
giàn giụa nước mắt - Tốt, rất tốt. Lão bà hãy nghỉ ngơi. Tôi theo đại phu xin vài than thuốc dưỡng thai cho bà